Viết một bài văn : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (bài Cảnh Khuya) lưu ý: đừng lấy trên mạng

By Lydia

Viết một bài văn : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (bài Cảnh Khuya)
lưu ý: đừng lấy trên mạng

0 bình luận về “Viết một bài văn : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (bài Cảnh Khuya) lưu ý: đừng lấy trên mạng”

  1. +) Mở bài: Ngô Thì Nhậm đã từng nói ” Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Thật vậy, thơ được sinh ra từ giây thăng hoa về cảm xúc của người nghệ sĩ. Bởi thế, thơ đôi khi không cần nhiều từ ngữ, chỉ vài dòng ngắn thooicungx đủ tạt sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng khó phai. Đọc bài thơ ” Cảnh khuya” của Bác Hồ kính yêu, chỉ vẻn vẹn có bốn dòng thơ bảy chữ nhưng cũng đủ khiến cho dòng cảm xúc trong ta không ngừng nghĩ suy.
    Thân bài: Trước hết, đến với bài thơ, ta yêu biết bao vẻ đẹp của bức tranh cảnh khuya nơi núi rừng Việt bắc làm say đắm lòng người:
                                             ” Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
                                                Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
      Đọc câu thơ đầu tiên, ta ngỡ ngàng trước âm thanh: ” Tiếng suối trong như tiếng hát xa” thật quen nhưng cũng thật lạ!. Biện pháp so sánh độc đáo giúp ta hình dung được tiếng suối từ xa đọng lại êm ái, trong trẻo, ngọt ngào. Nghe tiếng suối mà nhà thơ ngỡ như nghe ai đang hát. Hình ảnh so sánh này khiến ta liên tưởng đến xưa kia, Nguyễn Trãi trong bài ” Côn sơn ca” cũng tả tiếng suối, cũng dùng phép so sánh:
                                             ” Côn sơn suối chảy rì rầm,
                                                Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.
    Cách so sánh của người xưa tuy hay nhưng dù sao vẫn là một âm thanh tự nhiên liên tưởng đến một âm thanh của cây đàn cầm vốn vô tri vô giác. Còn Bác Hồ lại so sánh tiếng suối – âm thanh của tự nhiên với tiếng hát – âm thanh của con người. ĐIều ấy khiến cho tiếng suối ở rừng Việt Bắc trở nên gần gũi với con người hơn và mang sức sống trẻ trung hơn. Không gian chìm trong yên tĩnh nhưng vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát. Cảnh núi rừng đêm khuya mà siết bao gần gũi yêu thương. Đêm chiến thu mà bình yên quá đỗi. Câu thơ đã cho thấy sự giao cảm tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên. Con người lắng nghe tiếng lặng của thiên nhiên. Thiên nhiên là bạn tri âm tri kỉ của con người.
      Ta không khỏi nao lòng trước vẻ đẹp dạt dào sức sống như tiên cảnh của núi rừng Việt Bắc đêm khuya:
                                                ” Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
    Câu thơ đã mở ra trước mắt ta. Phải trăng là hình ảnh: ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa? Hay là ánh trăng lồng vào vòm cổ thụ, bóng cổ thụ in xuống mặt đất như những bông hoa tươi thắm. Dù hình ảnh nào được gợi ra thì ta vẫn cảm nhận được một bức tranh trăng lung linh, huyền ảo. Điệp từ lồng kết hợp với phép tiểu đối, quả là một sự tinh tế trong ngôn ngữ thơ! Chính nó đã khiến cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối lung linh ánh sáng. Nét đậm là hình dáng của vòm cổ thụ trên cao. Lấp lánh ánh trăng. Nét nhạc là bóng cây bóng lóa lung linh sao động trên mặt đật. Sự đan cài quấn quýt của cánh vật, hơn một lần ta bắt gặp điều này trong những thi phẩm của người:
                                                 ” Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân”
                                                  ” Núi ấp ôm mây, mây ấp ôm núi”
    Quả thật mới chỉ 2 câu thơ đầu mà bức tranh đếm rừng Việt Bắc hiện lên thật đẹp, thật nên thơ, lung linh ánh sáng, mang lại những nét đẹp cổ diển đầy quyến rũ. Qua bức tranh ấy, ta cảm nhận được tâm hồn nhà thơ – tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đpẹ và có tình yêu thiên nhiên say đắm.
    +) Bạn hãy chia nó ra thành: Hình dung, tưởng tượng; liên tưởng; suy ngẫm. 

     Mỗi một câu thơ hãy viết như thế là đc. Nếu viết như thế htif bạn sẽ có đủ tất cả yêu cầu cần có trông đề bài đã giao. còn cảm nhận 2 câu thơ cuối nữa bạn tự nghĩ nhé!!! Mình đánh máy mỏi tay r nha!!:)))

    Trả lời

Viết một bình luận