Viết một đoạn văn khoảng 12 câu phân tích đoạn thơ dưới đây, bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu, trong đoạn văn sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và một câu c

By Rylee

Viết một đoạn văn khoảng 12 câu phân tích đoạn thơ dưới đây, bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu, trong đoạn văn sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán gạch chân và chú thích.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

0 bình luận về “Viết một đoạn văn khoảng 12 câu phân tích đoạn thơ dưới đây, bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu, trong đoạn văn sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và một câu c”

  1. Đoạn thơ là những biểu hiện sâu sắc mà cao đẹp của tình đồng chí. Họ chia sẻ với nhau nỗi nhớ, đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/Gian nhà không mặc kệ gió lung lay/Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ đã biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến. Không phải là họ không nhớ quê hương. Trái lại, nhớ về quê hương cũng chính là cách tự vượt lên mình, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước. Những người lính hiểu lòng nhau, thông cảm sâu sắc với nhau, họ cùng tâm tư, cùng nỗi nhớ: nhớ gốc đa, bến nước, sân đình, người thân yêu…Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính – “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc dân giã, câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau. Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ. Bởi lẽ tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ tình thương nhau chân thành sâu sắc: Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày/ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”.  Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bjan trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Như vậy, tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ tình thương nhau chân thành sâu sắc. 

    Trả lời

Viết một bình luận