viết một đoạn văn làm rõ vai trò cá nhân của lê lợi và nguyễn trãi tsơnrong cuộc khởi nghĩa lam sơn

By Autumn

viết một đoạn văn làm rõ vai trò cá nhân của lê lợi và nguyễn trãi tsơnrong cuộc khởi nghĩa lam sơn

0 bình luận về “viết một đoạn văn làm rõ vai trò cá nhân của lê lợi và nguyễn trãi tsơnrong cuộc khởi nghĩa lam sơn”

  1. Nguyễn Trãi đã dành phần lớn trang để khắc hoạ lại quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu khó khăn gian khổ đến những ngày thắng lợi vẻ vang. Đây là đoạn văn dài nhất bài Cáo. Tuy nhiên, người đọc không chỉ thấy ở đoạn văn một lượng thông tin về diễn biến của cuộc khởi nghĩa với năm tháng và sự kiện. Bám chắc vào cái sườn lịch sử, tác giả cho ta thấy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hiện lên với tất cả tính chất phong phú, lớn rộng và sinh đọng của nó.

    Là người có năng lực hồi tưởng tuyệt vời, Nguyễn Trãi có khả năng tái hiện lại tất cả diễn biến giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa. Nhưng trong bài Cáo, như ta thấy, tác giả chủ yếu tập trung khắc hoạ hình tượng Lê Lợi. Khắc hoạ hình tượng Lê Lợi, tác giả lại chủ yếu làm nổi bật đời sống tâm lí của người anh hùng. Đây quả có ý đồ nghệ thuật.

    Lúc Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo, Lê Lợi đã trở thành hoàng đế với vương miện rực rỡ hào quang chiến thắng, cần phải tái hiện lại hình tượng Lê Lợi buổi đầu khởi nghĩa, vẫn là để ngợi ca nhưng không quá mức thành xư phụ. Trong hình tượng Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa. Hình tượng Lê Lợi hiện lên qua những lời tự thuật:

    Du phấn tích Lam Sơn, thê thẩn hoang dã.

    Lê Lợi – con người bình thường từ nguồn gốc xuất thân (chốn hoang dã nương mình), đến cách xưng hô khiêm nhường (đại từ dư với nghĩa là tôi, ta, chưa phải là trẫm như sau này). Nhưng Lê Lợi là người có lòng căm thù giặc sâu sắc (há đội trời chung, thề không cùng sống), có lí tưởng hoài bão lớn (tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông), có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng (đau lòng nhức óc, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi). Qua sự tái hiện hình tượng Lê Lợi – con người bình thường và người anh hùng, tác giả đã phần nào nói lên tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Nỗi lòng Lê Lợi rất giống nỗi lòng Trần Quốc Tuấn – người anh hùng kháng Nguyên thuở trước: Cùng căm giận trào sôi (Trần Quốc Tuấn: ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa. Lê Lợi: đau lòng nhức óc), cùng nuôi chí lớn (Trần Quốc Tuấn: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối. Lê Lợi: nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận), cùng một quyết tâm sắt đá (Trần Quốc Tuấn: dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ… Lê Lợi: những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi…).

    Trả lời

Viết một bình luận