y tìm câu có nghĩa tường minh trong đoạn hội thoại sau: Trước khi cô giáo vào lớp, Lan hỏi Hoa và Hồng – Các bạn đã làm bài tập cô giao chưa? Hoa: Mìn

By Amara

y tìm câu có nghĩa tường minh trong đoạn hội thoại sau:
Trước khi cô giáo vào lớp, Lan hỏi Hoa và Hồng
– Các bạn đã làm bài tập cô giao chưa?
Hoa: Mình làm rồi
Hồng: Tối qua mình bận
A.Các bạn đã làm bài tập cô giao chưa?
B. Mình làm rồi
C. A và B đúng
D. Tối qua mình bận
Câu 12: Đoạn thơ sau có mấy câu thơ có hàm ý?
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
A. 2 câu
B. 3 câu
C. 4 câu
D. Không có câu nào
Câu 13: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích sau?
“Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa
ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo… Vẫn cái
giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.
– Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
– Thầy nó ngủ rồi à ?
– Gì ?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
– Tôi thấy người ta đồn…
Ông lão gắt lên :
– Biết rồi !
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.”
(Kim Lân, Làng)
A.- Này, thầy nó ạ.
B. Thầy nó ngủ rồi à ?
C.- Tôi thấy người ta đồn…
D. Tất cả đều sai
Câu 14: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích sau?
Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái:
– Đây, tôi xin giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư
nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi
sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của
Yên Sơn nhà anh.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
A. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp.
B. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá.
C. Anh đưa khách về nhà đi.
D. Tất cả đều sai
Câu 15: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích sau?
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.
– Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải
chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo
hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
(Kim Lân, Làng)
A. Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ.
B. Toàn là sai sự mục đích cả!
C. A và B sai
D. A và B đúng
Câu 16: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa tường minh?
1) Bảy nổi ba chìm
2) Lên thác xuống ghềnh
3) Bùn lầy nước đọng
A.Câu 1
B. Câu 2
C.Câu 3
D. Tất cả đều sai
Câu 17: Câu tục ngữ nào sau đây có nghĩa tường minh?
1) Lá lành đùm lá rách.
2) Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
3) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
A.Câu 1
B. Câu 2
C.Câu 3
D. Tất cả đều sai
Câu 18: Câu nào trong đoạn trích có nghĩa tường minh?
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
– Bác Thứ đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!
Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cải chính cái
tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục
đích cả.
(Kim Lân, Làng)
A. Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ.
B. Toàn là sai sự mục đích cả.
C. A và B sai
D. A và B đúng
Câu 19: Câu trả lời của Nam trong đoạn hội thọai sau có nghĩa là gì?
Tuấn hỏi Nam:
– Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
– Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
A. Đội bóng huyện mặc đồ đẹp.
B. Đội bóng huyện chơi không hay.
C. Tôi không muốn bình luận về việc này.
D.B và C đúng
Câu 20: Chọn câu có nội dung sai
A. Khi sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện
B. Khi sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện và thêm yếu tố phải có sự cộng
tác của người nghe
C. Sử dụng hàm ý quan trọng hơn nghĩa tường minh
D. Phần được thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong
câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ




Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm