1. a Nêu kết luận về sự nở nhiệt của chất lỏng] b Vì sao khi đun nước ta không nên đổ đầy nước 2. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20 độ C đến 50 Độ C

1. a Nêu kết luận về sự nở nhiệt của chất lỏng]
b Vì sao khi đun nước ta không nên đổ đầy nước
2. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20 độ C đến 50 Độ C thì 1lits nước nở thêm 10.2 cm3 . Vậy 2000 cm3 nước ban đầu ở 20 Độ C khi đun nóng tới 50 Độ C thì sẽ có thể tích bao nhiêu

0 bình luận về “1. a Nêu kết luận về sự nở nhiệt của chất lỏng] b Vì sao khi đun nước ta không nên đổ đầy nước 2. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20 độ C đến 50 Độ C”

  1. Câu 1:

    a) – Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

        – Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    b) Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.

    Câu 2:

        Đổi: 2000cm³ = 2 lít

    Vì 1 lít nước khi tăng từ 20 độ C đến 50 độ C thì nở ra 10,2cm³

    Do đó 2 lít nước sẽ nở ra :

         2.10,2 = 20,4(cm³).

    Thể tích của 2000cm³ nước lúc này là :

    V = 2000 + 20,4 = 2020,4(cm³ )

    Vậy 2000 cm3 nước ban đầu ở 20 Độ C khi đun nóng tới 50 Độ C thì sẽ có thể tích 2020,4cm³ 

    Bình luận
  2. 1.

    a, Nêu kết luận về sự nở nhiệt của chất lỏng

    -Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    -Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

    b, Vì sao khi đun nước ta không nên đổ đầy nước

    ⇒ Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.

    2.

    Đổi 2000 (cm³) = 2 (lít)

    Vì 1 lít nước khi tăng từ 20 độ C đến 50 độ C thì nở ra 10,2cm³ nên:

         2 lít nước sẽ nở ra 2×10,2 = 20,4 (cm³)

    Thể tích của 2000cm³ nước là:

    V = 2000 + 20,4 = 2020,4 (cm³)

     

    Bình luận

Viết một bình luận