1. Chọn phát biểu đúng:
A. Hai lực trực đối là hai lực cùng giá, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau
B. Hai lực trực đối là hai lực có giá song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau
C. Hai lực trực đối là hai lực cùng giá, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau
D. Hai lực trực đối là hai lực có giá song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau
2. Chọn phát biểu đúng: Hai lực trực đối không cân bằng là:
A. Hai lực trực đối cùng đặt trên một vật
B. Hai lực cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều
C. Hai lực cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều và cùng đặt lên một vật
D. Hai lực trực đối đặt lên hai vật khác nhau
3. Điền từ đúng vào chỗ trống. Trọng tâm là điểm đặt của. ………………tác dụng lên vật
A. Lực B. Trọng lực C. Trọng lượng D. Lực hấp dẫn
4. Chọn câu trả lời đúng: Tác dụng của một lực lên một vật rắn sẽ:
A. Thay đổi khi trượt lực đó trên giá của nó B. Không thay đổi khi trượt lực đó trên giá của nó
C. Thay đổi khi tịnh tiến lực đó trên giá của nó D. Không thay đổi khi tịnh tiến lực đó
5. Chọn câu trả lời đúng: Một quyển sách được đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Cặp lực trực đối cân bằng trong trường hợp này là:
A. Trọng lực tác dụng lên quyển sách và trọng lực tác dụng lên bàn
B. Trọng lực tác dụng lên quyển sách và phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách
C. Lực nén của quyển sách tác dụng lên mặt bàn và phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách
D. Lực nén của quyển sách tác dụng lên mặt bàn và trọng lượng của quyển sách
6. Chọn câu trả lời sai: Điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của ba lực không song song là:
A. Hợp lực của ba lực phải bằng không
B. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba
C. Ba lực phải đồng phẳng và đồng quy và có hợp lực bằng không
D. Ba lực đồng quy nhưng không đồng phẳng
7. Chọn câu trả lời đúng:Hợp lực của hai lực đồng quy là một lực:
A. Có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực
B. Có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực
C. Có độ lớn được xác định bất kì
D. Có phương, chiều và độ lớn được xác định theo quy tắc hình bình hành
8. Chọn câu sai khi nói về trọng tâm của vật:
A. Một vật rắn xác định chỉ có một trọng tâm
B. Trọng tâm là điểm đặt trọng lực tác dụng vào vật.
C. Vật có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm là tâm đối xứng của vật.
D. Nếu lực tác dụng có phương qua trọng tâm thì vật chuyển động tịnh tiến
9. Một vật rắn chịu tác dụng của một lực F. Chuyển động của vật là chuyển động:
A. Tịnh tiến B. Quay C. Vừa quay vừa tịnh tiến D. Không xác định
10. Chọn câu sai Một vật phẳng mỏng đồng chất có dạng là một tam giác đều. Trọng tâm của vật đó nằm tại
A. giao điểm của một đường cao và một đường phân giác
B. giao điểm của một đường cao và một đường trung tuyến
C. giao điểm của một đường trung trực và một đường phân giác
D. một điểm bất kì nằm trong tam giác, không trùng với ba giao điểm trên
11. Kết luận nào dưới đây về điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là đầy đủ?
A. Hợp lực của hai lực bất kì phải cân bằng với lực thứ ba
B. Ba lực đó có giá đồng phẳng
C. Ba lực phải đồng quy
D. Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy
12. Một vật có trọng lượng 100 N đặt trên mặt phẳng nghiêng α = 300 thì vật đứng yên. Vậy lưc ma sát tác dụng lên vật là:
A. 50 N B. 50N C. Đáp số khác D. Không xác định
12. Điền từ vào chỗ trống: Hợp lực của hai lực song song cùng chiều tác dụng vào một vật rắn là một lực. ………………………với hai lực và có độ lớn bằng. ……….. của hai lực đó
A. Song song, ngược chiều, tổng B. Song song, cùng chiều, tổng
C. Song song, cùng chiều, hiệu D. Song song, ngược chiều, hiệu
13. Chọn câu trả lời sai
A. Một vật cân bằng không bền là khi nó bị lệch khỏi VTCB đó thì trọng lực tác dụng lên nó kéo nó ra xa khỏi vị trí đó
B. Một vật bị lệch khỏi trạng thái cân bằng không bền thì không tự trở về vị trí đó được
C. Cân bằng không bền có trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các điểm lân cận
D. Nghệ sĩ xiếc đang biểu diễn thăng bằng trên dây là cân bằng không bền
14. Chọn câu trả lời đúng
A. Một vật cân bằng bền là khi nó bị lệch khỏi vị trí cân bằng đó thì trọng lực tác dụng lên nó kéo nó trở về vị trí đó
B. Cân bằng bền có trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các điểm lân cận
C. Cái bút chì được cắm ngập vào con dao nhíp là cân bằng bền
D. Cả A, B, C đều đúng
15. Chọn câu trả lời sai
A.vật cân bằng phiếm định là khi nó bị lệch khỏi VTCB đó thì trọng lực tác dụng lên nó giữ nó ở VTCB mới
B. Vật có trọng tâm càng thấp thì càng kém bền
C. Cân bằng phiếm định có trọng tâm ở một vị trí xác định hay ở một độ cao không đổi
D. Trái bóng bàn đặt trên bàn có cân bằng phiếm định
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1.C
2.D
3.A
4.B
5.B
6.D
7,D
8.D
9.D
10.D
11.A
12.C
12.B
13.C
14.D
15.B
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
câu 1 : C. Hai lực trực đối là hai lực cùng giá, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau
câu 2 : D. Hai lực trực đối đặt lên hai vật khác nhau
câu 3 : A. Lực
câu 4 : B. Không thay đổi khi trượt lực đó trên giá của nó
câu 5 :B. Trọng lực tác dụng lên quyển sách và phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách
câu 6 : D. Ba lực đồng quy nhưng không đồng phẳng
câu 7:D. Có phương, chiều và độ lớn được xác định theo quy tắc hình bình hành
câu 8 :D. Nếu lực tác dụng có phương qua trọng tâm thì vật chuyển động tịnh tiến
câu 9 :D. Không xác định
câu 10 :A. giao điểm của một đường cao và một đường phân giác
câu 11 : C. Ba lực phải đồng quy
câu 12 : C. Song song, cùng chiều, hiệu D. Song song, ngược chiều, hiệu
câu 13 : B. Một vật bị lệch khỏi trạng thái cân bằng không bền thì không tự trở về vị trí đó được
câu 14 : D. Cả A, B, C đều đúng
câu 15 : B. Vật có trọng tâm càng thấp thì càng kém bền