1`- Cơ năng của vật trong các trường hợp sau thuộc dạng cơ năng nào ?
a. Bóng đèn treo trên trần nhà.
b. Quả bóng lăn trên sân.
c. Sợi dây cao su bị kéo dãn.
d. Xe ô tô đang chạy xuống dốc.
e. Dây đàn đang rung động.
f. Hòn đá đang rơi từ trên cao xuống.
g. Mặt trống đang rung.
h. Chiếc xe ô tô đang đậu ở bên đường
2- Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao ?
3- Vì sao trong nước nóng đường tan nhanh hơn trong nước lạnh ?
Đáp án:
1
a.thế năng trọng trường
b.động năng
c.thế năng đàn hồi
d.động năng
e.thế năng đàn hồi
f.động năng
g.thế năng đàn hồi
h.thế năng trọng trường
2.
giải thích : vì trong lớp học có rất nhiều học sinh, không khí mỗi học sinh thở ra sẽ tạo ra một lực đẩy làm cho mùi nước hoa bay khắp nơi và lan rộng ra.
3.
giải thích : bởi vì khi ở ở nhiệt độ cao, đường sẽ không bị kết tinh mà nhanh chóng tan ra. Ngược lại nếu nhiệt độ thấp thì đường sẽ bị kết tinh và khó tan hơn.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1/.a. Bóng đèn treo trên trần nhà. – Thế năng trọng trường
b. Quả bóng lăn trên sân. – Động năng
c. Sợi dây cao su bị kéo dãn. – Thế năng đàn hồi
d. Xe ô tô đang chạy xuống dốc. – Thế năng trọng trường & động năng
e. Dây đàn đang rung động. – Thế năng đàn hồi & Động năng
f. Hòn đá đang rơi từ trên cao xuống. Thế năng trọng trường & động năng
g. Mặt trống đang rung. – Thế năng đàn hồi & Động năng
h. Chiếc xe ô tô đang đậu ở bên đường – Không có thế năng & động năng
2/. Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa do các phân tử nước hoa nhẹ hơn không khí & chuyển động không ngừng theo mọi hướng nên mùi nước hoa lan ra khắp lớp học.
3/. Khi hòa tan đường trong nước nóng nhanh tan hơn trong nước lạnh vì: Nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn, nên chúng tan ra nhanh hơn.