1
Đơn vị đo áp suất là gì ?
A:
Niutơn trên mét vuông (N/m2 ).
B:
Niutơn trên mét (N/m).
C:
Niutơn (N).
D:
Niutơn mét (Nm).
12
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra.
A:
Một cốc đựng đầy nước được đậy kín bằng miếng bìa, khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B:
Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
C:
Con người có thể hít không khí vào phổi.
D:
Vật rơi từ trên cao xuống.
13
Gọi p là áp suất tại điểm trong lòng chất lỏng có trọng lượng riêng d ở độ sâu h, công thức đúng là
A:
p = d.h.
B:
p = d/h
C:
p = d.V.
D:
p = h/d
14
Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là
A:
Fms < 35N.
B:
Fms = 50N.
C:
Fms > 35N.
D:
Fms = 35N.
15
Một chiếc ô tô chở khách đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai?
A:
Người lái xe chuyển động so với cây bên đường.
B:
Hành khách đứng yên so với người lái xe.
C:
Người soát vé đứng yên so với hành khách.
D:
Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường.
16
Trường hợp nào vật không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng ?
A:
Một vật nặng được treo đứng yên bởi sợi dây.
B:
Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.
C:
Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D:
Vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
17
Tác dụng của áp lực càng lớn khi nào ?
A:
Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn.
B:
Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ.
C:
Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
D:
Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn.
18
Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?
A:
Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.
B:
Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
C:
Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
D:
Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực.
19
Trong các lực sau đây lực nào là áp lực ?
A:
Lực do nam châm hút cái đinh sắt.
B:
Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó.
C:
Trọng lực tác dụng lên một vật treo trên lò xo.
D:
Lực do xe lăn ép lên mặt đường.
20
Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa quãng đường (s) vận tốc (v), thời gian (t) sau đây, công thức nào đúng?
A:
t = s.v
B:
t = s/v
C:
s = t/v
D:
t = v/s
21
Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa (không có khe hở vào phần rỗng), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn?
A:
Quả cầu đặc.
B:
Không so sánh được.
C:
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai quả cầu như nhau.
D:
Quả cầu rỗng.
22
Một người đi được quãng đường s1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường s2 hết thời gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2 là
A:
vtb = (s1 + s2) / (t1 + t2)
B:
vtb = (v1 + v2) / 2
C:
vtb = s1/t1 + s2/t2
D:
vtb = (t1 + t2) / (s1 + s2)
23
Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Vận tốc của xe máy là
A:
v = 24 km/h.
B:
v = 11,1 m/s.
C:
v = 4 km/ph.
D:
v = 400 m/ph.
24
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau ?
A:
Trong bình thông nhau mà mỗi nhánh chứa một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có cùng độ cao.
B:
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có cùng độ cao.
C:
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có cùng độ cao.
D:
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở các nhánh bằng nhau.
25
Móc một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước thì số chỉ của lực kế
A:
không đổi.
B:
bằng 0.
C:
giảm đi.
D:
tăng lên.
Đáp án:
1: A
2: D
3: A
4: D
5: C
6: B
7: C
8: B
9:D
10:B
11: C
12:A
13:B
14: C
15: C
Đáp án:câu 1:A
Giải thích các bước giải: