1.Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là gì ? 2.Dãy núi nào ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đa

1.Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là gì ?
2.Dãy núi nào ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao?
3. Vùng trời của một quốc gia có chủ quyền được quy định như thế nào?

0 bình luận về “1.Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là gì ? 2.Dãy núi nào ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đa”

  1. Câu 1:

    Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là gì ?

    + Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là kiểm soát tốc độ tăng dân số đi đôi đẩy mạnh phát triển kinh tế và phân bố hợp lí dân cư.

    Câu 2:

    Dãy núi nào ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao?

    + Dãy núi Hoàng Liên Sơn ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao vì chỉ có dãy Hoàng Liên Sơn mới có các bề mặt cao trên 2600m.

    Câu 3:

    Vùng trời của một quốc gia có chủ quyền được quy định như thế nào?

    + Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.

    Cho mình xin hay nhất về nhóm với ạ!

    Bình luận
  2. 1. Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là gì?

    ⇒ Kiểm soát tốc độ tăng dân số đi đôi đẩy mạnh phát triển kinh tế và phân bố hợp lí dân cư.

    2. Dãy núi nào ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao?

    ⇒ Vùng núi cao Tây Bắc, đặc biệt là dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao (Đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi – đai duy nhất có ở dãy núi Hoàng Liên Sơn).

    3. Vùng trời của một quốc gia có chủ quyền được quy định như thế nào?

    ⇒ Vùng trời của một quốc gia có chủ quyền được quy định:

    – Cho đến nay, trong luật quốc tế nói chung và luật hàng không dân dụng quốc tế nói riêng vẫn chưa có quy định xác định cụ thể độ cao của vùng trời. Nhưng các quốc gia thường coi độ cao của vùng trời chính là độ cao của bầu khí quyển.

    – Vùng trời của quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của quốc gia. Điều 1 Công ước Chicago năm 1944 quy định: “Các quốc gia kết ước thừa nhận rằng mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ của quốc gia”.

    – Các phương tiện bay của nước ngoài muốn hoạt động trên vùng trời của quốc gia phải được sự đồng ý của quốc gia đó theo những điều kiện và thể thức nhất định và phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó 

    Bình luận

Viết một bình luận