1.Kể tên các đới khí hậu trên TĐ,nêu giới hạn và đặc điểm của từng khối khí. 2.Thời tiết và khí hậu khác và giống nhau như thế nào 3.Nêu cấu tạo của l

1.Kể tên các đới khí hậu trên TĐ,nêu giới hạn và đặc điểm của từng khối khí.
2.Thời tiết và khí hậu khác và giống nhau như thế nào
3.Nêu cấu tạo của lớp vỏ khí? Kể tên các khối khí
Giúp mk nha mai mk kt rồi

0 bình luận về “1.Kể tên các đới khí hậu trên TĐ,nêu giới hạn và đặc điểm của từng khối khí. 2.Thời tiết và khí hậu khác và giống nhau như thế nào 3.Nêu cấu tạo của l”

  1. 1.Kể tên các đới khí hậu trên TĐ,nêu giới hạn và đặc điểm của từng khối khí.

    ⇒ Trên TĐ có 5 đới khí hậu: một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh

    -Đới nóng (hay nhiệt đới):

    +Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam

    +Đặc điểm: nhiệt độ nóng quanh năm, có gió tín phong thối thường xuyên, lượng mưa trung bình từ 1000 đến 2000 mm

    -Hai đới ôn hoà (hay ôn đới):

    +Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam

    +Đặc điểm: nhiệt độ trung bình, có gió thổi thường xuyên là gió tây ôn đới, lượng mưa trung bình từ 500 đến 1000 mm

    -Hai đới lạnh (hay hần đới):

    +Giới hạn: Từ 2 vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc, Nam

    +Đặc điểm: nhiệt độ lạnh quanh năm, có gió Đông Cực thổi thường, xuyên lượng mưa trung bình thường dưới 500 mm

    2.Thời tiết và khí hậu khác và giống nhau như thế nào

    ⇒ -Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa,…)

    -Khác nhau:

    +Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,… trong một thời gian ngắn nhất định ở một địa phương

    -Khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một địa phương

    3.Nêu cấu tạo của lớp vỏ khí? Kể tên các khối khí

    ⇒ -Lớp vỏ khí (hay lớp khí quyển) có cấu tạo 3 phần:

    +Tầng đối lưu

    +Tầng bình lưu

    +Các tầng cao của khí quyển

    -Có các khối khí:

    +Khối khí nóng

    +Khối khí lạnh

    +Khối khí đại dương

    +Khối khí lục địa

    Han@

    *Xin hay nhất ạ

    *Chúc bạn học tốt

    Bình luận
  2. 1. – Đới nóng (nhiệt đới):

     + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến. 

    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.

    + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. 

     + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.

    + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.

     – Ôn đới (đới ôn hòa): 

    + Vị trí: từ 23 độ 27’B đến 63 độ 33’B; từ 23 độ 27’N đến 63 độ 33’N. 

    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt. 

    + Lượng nhiệt: trung bình. + Lượng mưa: 500-1000mm. 

    + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới. 

    – Hàn đới (Đới lạnh) 

    + Vị trí: từ 63 độ 33’B đến 90 độ B; từ 63 độ 33’N đến 90 độ N. 

    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.

     + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.

    Lượng mưa: dưới 500mm.

    + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

    2. 

    -Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều diễn ra trong một vùng nhất định, đều có các yếu tố: không khí, nhiệt độ, áp suất, lượng mưa,… người ta dựa vào các yếu tố này để phân loại thời tiết và khí hậu.
    – Sự khác nhau:

    + Thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định,

    + Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.

    3. Cấu tạo khí quyển: gồm 3 tầng

    – Tầng đối lưu: độ cao từ 0 – 16 km

    + Là nơi sinh ra các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sương mù…

    + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C)

    – Tầng bình lưu: độ cao từ 16 km – 80 km

    – Tầng cao khí quyển: từ 80km trở lên, không khí rất loãng.

    Các khối khí
    Không khí ở tầng đối lưu, tuỳ theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay hải dương mà hình thành các khối khí khác nhau.
    Mỗi bán cầu đều có bốn khối khí chính, đó là khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
    – Khối khí bắc cực, nam cực rất lạnh với kí hiệu là A.
    – Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là p.
    – Khối khí chi tuyến (nhiệt đới) rất nóng, kí hiệu là T.
    – Khối khí xích đạo nóng ẩm kí hiệu là E.
    Từng khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương (ẩm), kí hiệu là m và kiểu lục địa (khô), kí hiệu là c. Riêng khối khí xích đạo chỉ có một
     

    Bình luận

Viết một bình luận