1. Lớp ôdôn nằm ở độ cao nào? Trong tầng nào? Vai trò của lớp ôdôn? 2. Cho bt vai trò của vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất? 3. Em hãy phân biệt t

1. Lớp ôdôn nằm ở độ cao nào? Trong tầng nào? Vai trò của lớp ôdôn?
2. Cho bt vai trò của vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất?
3. Em hãy phân biệt thời tiết và khí hậu?
4. Tại sao có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa
5. Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được dạng địa hình?

0 bình luận về “1. Lớp ôdôn nằm ở độ cao nào? Trong tầng nào? Vai trò của lớp ôdôn? 2. Cho bt vai trò của vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất? 3. Em hãy phân biệt t”

  1. Câu 1:

    -Lớp ôdôn nằm ở độ cao từ 25 đến 30 km

    -Nằm ở tầng bình lưu của khí quyển

    -Có vai trò quan trọng trong việc ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật

    Câu 2:

    -Lớp vỏ khí có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống trên bề mặt Trái Đất. Trong lớp vỏ khí chứa 78,1% nitơ (theo thể tích) và 20,9% ôxi, với một lượng nhỏ 0,9% acgon, 0,035% cacbon điôxít, hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của Mặt Trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm

    Câu 3:

    -Thời tiết là: các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió) xảy ra trong một thời gian ngắn, ở một địa phương. Thời tiết luôn luôn thay đổi, trong một ngày có khi thay đổi đến mấy lần

    -Khí hậu là: sự lặp đi, lặp lại tình hình thời tiết ở nơi đó, trong một thời gian dài, từ năm này sang năm khác và trở thành quy luật

    Câu 4:

    -Vì nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ. Nước biển nóng chậm nhưng lâu nguội, nhận và nhả nhiệt chậm

    Câu 5:

    -Vì đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng độ cao nên khi các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình nơi đó càng dốc và ngược lại, nếu các đường đồng mức càng thưa thì địa hình nơi đó có độ dốc càng nhỏ

    CHÚC BN HỌC TỐT NHA :333

    Bình luận
  2. `1` Lớp ô dôn nằm ở độ cao 16 km cách mặt đất . Nằm ở tầng bình lưu . Làm ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người 

    `2` Vai trò  : 

    – Cung cấp oxi 

    – Tạo ra mây mưa sấm chớp 

    – Ngăn tia bức xạ ….

    `3`

    – Thời tiết : Là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn, luôn thay đổi.

    – Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong  gian dài 

    ( SGK trang 55 )

    `4` Nước và đất có tính chất hấp thụ nhiệt không giống nhau , nên khí hậu đại dương và khí hậu lục địa khác nhau 

    `5` 

    Vì nhờ vào đường đồng mức thì ta sẽ biết được độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng của địa hình: độ dốc. 

    – Các đường đồng mức các gần nhau thì chỗ đó càng dốc và các đường xa nhau thì chỗ đó càng thoải 

    – Phân biệt độ cao dựa theo màu trên các hình và phần ghi chú 

    Bình luận

Viết một bình luận