1/ Một lực sĩ nâng hai quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70cm trong 0,5s. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động công suất là bao nhiêu? 2/ a. Nêu

1/ Một lực sĩ nâng hai quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70cm trong 0,5s. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động công suất là bao nhiêu?
2/ a. Nêu định nghĩa công suất.
b. Hai người cùng kéo gạch lên trên cao 10 m để xây nhà, người thứ nhất kéo 12 kg gạch trong 60 giây, người thứ hai kéo 10 kg gạch trong 40 giây. Hỏi người nào làm việc khỏe hơn?
3/ Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong 100 giây người đó đi đươc 200 bước và mỗi bước cần một công là 50 jun.
4/ Một xe di chuyển với tốc độ 36km/h bằng động cơ có công suất 4200W
a. Chứng minh rằng P =F.v
b. Tìm độ lớn lực kéo của động cơ
5/ Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang. Trong một giờ đi được 12,9km với lực kéo khi đạp xe là F=40N. Tính công suất của người này.

0 bình luận về “1/ Một lực sĩ nâng hai quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70cm trong 0,5s. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động công suất là bao nhiêu? 2/ a. Nêu”

  1. Đáp án:

     $\begin{align}
      & 1)P=1750W \\ 
     & 2)P=\dfrac{A}{t};{{P}_{1}}=20W;{{P}_{2}}=25W \\ 
     & 3)P=100W \\ 
     & 4)P=F.v;F=420N \\ 
     & 5)P=143,3W \\ 
    \end{align}$

    Giải thích các bước giải:

     Bài 1: \(m=125kg;h=0,7m;t=0,5s\)

    Công suất: 

    $P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{m.g.h}{t}=\dfrac{125.10.0,7}{0,5}=1750\text{W}$

    Bài 2:

    a) Công suất là công thực hiện được trong 1s

    $P=\dfrac{A}{t}$

    b) Công suất của mỗi người

    $\begin{align}
      & {{P}_{1}}=\dfrac{{{A}_{1}}}{{{t}_{1}}}=\dfrac{{{m}_{1}}.g.h}{{{t}_{1}}}=\dfrac{12.10.10}{60}=20\text{W} \\ 
     & {{P}_{2}}=\dfrac{{{A}_{2}}}{{{t}_{2}}}=\dfrac{{{m}_{2}}.10.h}{{{t}_{2}}}=\dfrac{10.10.10}{40}=25\text{W} \\ 
    \end{align}$

    => người 2 khéo khỏe hơn

    Bài 3:

    Công suất:

    $P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{200.50}{100}=100\text{W}$

    Bài 4:$v=36km/h=10m/s$

    a) chứng minh:

    $P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{F.S}{t}=F.v$

    b) độ lớn lực kéo:

    $\begin{align}
      & P=F.v \\ 
     & \Rightarrow F=\dfrac{P}{v}=\dfrac{4200}{10}=420N \\ 
    \end{align}$

    Bài 5:

    vận tốc: 

    $v=\dfrac{S}{t}=\dfrac{12,9}{1}=12,9km/h=3,58m/s$

    công suất:

    $P=F.v=3,58.40=143,3\text{W}$

    Bình luận
  2. Đáp án:

     Bài 1

    đổi 70cm= 0,7m

          125kg=1250N

    Công của người lực sĩ là:

    A=F.s=1250. 0,7= 875J

    Công suất của người lực sĩ là:

    P=A: t= 875: 0,5= 1750 W

    Bài 3

    công của gười đi bộ là 

    200. 50= 10000J

    Công suất của người đi bộ là:

    P=A: t= 10000: 100= 100W

    Bài 4

    a)

    P=A/t

    =F. s/s: V

    =F.s.V/s

    =F.V

    vậy P=F.V

    b)

    đổi 36 km= 36000m

          1 giờ= 3600 giây

    công của động cơ là:

    4200x 3600=15120000J

    Độ lớn lực kéo của động cơ là:

    15120000 : 36000=420 N

    Bài 5

    đổi 12,9km= 12900m

           1 giờ = 3600 giây

    công của người này là:

    A=F.s=40. 12900= 516000J

    công suất của người này là 

    P=A: t=516000: 3600= 143,33333W

    chúc bạn mạnh khỏe, có nhiều may mắn và học giỏi

    cho mình hay nhất nhé mình cảm ơn bạn nhiều 

    Bình luận

Viết một bình luận