1.Nêu cấu tạo của nguyên tử? Vật nhiễm điện dương khi nào?vật nhiễm điện âm khi nào?
2.Dòng điện là gì?Nguồn điện có tác dụng gì? Cho 3 ví dụ về nguồn điện
3. Nêu đặc điểm của chất dẫn điện, cách điện Cho ví dụ
4.Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của hạt mang điện nào?
5..Nêu quy ước chiều dòng điện? So sánh quy ước chiều dòng điện với chiều chuyển động có hướng của các elecron tự do trong kim loại
: Kể tên các tác dụng của dòng điện? Mỗi tác dụng cho 5 ví dụ?
Câu 6: Hãy nêu kí hiệu, đơn vị đo ,dụng cụ của đo cường độ dòng điện?
Câu 7: Hãy nêu kí hiệu, đơn vị đo của hiệu điện thế? Dụng cụ đo hiệu điện thế là gì
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1/. Cấu tạo của nguyên tử:
– Các vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử nhỏ nhất. nguyên tử được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn.
– Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt mang điện tích dương.
– Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm. các electron chuyển động và tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
– Tổng diện tích âm của các electron có độ lớn bằng điện tích dương của hạt nhân. do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện và vật không nhiễm điện.
– Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác từ vật này sang vật khác.
* Vật nhiễm điện âm là vật nhận thêm electron
* Vật nhiễm điện dương là vật mất đi electron
2/. Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các thiết bị điện hoạt động.
Mỗi nguồn điện đều có hai cực là cực âm (kí hiệu bằng dấu -) và cực dương (kí hiệu bằng dấu +).
Nguồn điện có tác dụng cung câp và duy trì dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động.
Ví dụ về nguồn điện: Pin , acquy, đinamo xe đạp
3/. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua
VD: kim loại, nước, dung dịch kiềm, ….
** Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
VD: nước cất, thủy tinh, sành sứ, nhựa, …..
4/.Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của hạt mang điện tích âm.
5/. Theo quy ước: Chiều của dòng điện là chiều từ cực dương qua thiết bị tiêu thụ điện và đến cực âm của nguồn
– Chiều của electron tự do trong kim loại là chiều từ cực âm của nguồn qua thiết bị tiêu thụ và đến cực dương của nguồn
*** Dòng điện có 5 tác dụng:
1. Tác dụng nhiệt: VD: bàn ủi, bếp điện, lò sưởi, bóng đèn dây tóc, lò nướng.
2. Tác dụng phát sáng: VD: bóng đèn điôt ; bút thử điện, đèn pin, đèn giao thông, đèn huỳnh quang
3. Tác dụng từ: VD: chuông cửa ; nam châm điện, tivi, quạt điện, máy bơm nước
4. Tác dụng hóa học: VD: mạ kim loại ; mạ đồng, mạ bạc, mạ vàng….
5. Tác dụng sinh lí: VD: máy kích tim ;đập, châm cứu, …
6/. Cường độ dòng điện kí hiệu là I
Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A).
Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế.
7/. Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U
Đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V).
Dụng cụ đo hiệu điện thế : vôn kế
Đáp án:
Câu 1:
Cấu tạo của nguyên tử:
-Mọi vật quanh ta đều đc cấu tạo từ một nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt nhân rất nhỏ, nhưng hạt đó lại gồm những hạt nhỏ hơn nữa.
+Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
+Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
+ Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
+ Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
+Các vật thừa (nhận thêm ) electron nhiễm điện tích dương (+), các vật mất bớt (thiếu) nhiễm điện tích âm (-)
Vật nhiễm điện dương khi: vật nhận thêm electron
Vật nhiễm điện âm khi: vật mất bớt electron
Câu 2:
– Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
– Nguồn điện có khả năng cung cấp và duy trì dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động
Ví dụ: Pin đại; pin tiểu: pin li; acpuy…
Câu 3:
– Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua
VD: nước cất, thủy tinh, sứ, nhựa, gỗ khô,..
– Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua
VD: kim loại, nước, dung dịch kiềm, dung dịch acid,..
Câu 4:
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của hạt mang điện tích dương
Câu5:
– Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn tới các thiết bị điện đến cực âm của nguyền điện
– Chiều chuyển động có hướng của các elecron tự do là chiều từ cực âm kim loại dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
So sánh: Hai chiều này ngược nhau
Kể tên các tác dụng của dòng điện? Mỗi tác dụng cho 5 ví dụ?
Dòng điện có 5 tác dụng:
–Tác dụng nhiệt: dòng điện chạy qua vật, làm vật nóng lên
VD: làm bàn là nóng, làm bóng đèn sáng; làm nồi cơm điện nóng lên; làm ấm điện nóng lên; làm bếp điện nóng lên
-Tác dụng phát sáng: dòng điện chạy qua vật làm vật nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng
VD: làm đèn LED sáng lên; làm đèn huỳnh quang phát sáng; làm bóng đèn ĐIỐT phát sáng;…
– Tác dụng từ: dòng điện chạy qua các vật, làm xuất hiện từ trường xung quanh dòng điện
VD: làm nam châm điện dùng trong quạt điện, bánh xe…, làm chuông điện kêu, làm điện thoại rung;…
– Tác dụng hóa học: Dòng điện chạy qua các dung dịch
VD: dung dịch mối vàng để mạ vàng; dung dịch mỗi đồng để mạ đồng;…
– Tác dụng sinh lí: Dòng điện chạy qua các vật. thường được ứng dụng trong y học
VD: Dòng điện chạy qua máy kích tim, dòng điện chạy qua máy đo huyết áp để đo huyết áp,…
Phần này mình ko thể cho đầy đủ đc vd, xin lỗi nha
Câu 6: Hãy nêu kí hiệu, đơn vị đo ,dụng cụ của đo cường độ dòng điện?
Đơn vị cường độ dòng điện là ampe
Ký hiệu là A. Ngoài ampe, người ta còn có thể đo cường độ dòng điện bằng các đơn vị nhỏ hơn là miliampe, ký hiệu là mA.
Dụng cụ đo: Ampe kế
Câu 7: Hãy nêu kí hiệu, đơn vị đo của hiệu điện thế? Dụng cụ đo hiệu điện thế là gì?
– Ký hiệu: U
Đơn vị đo của hiệu điện thế là: Vôn ký hiệu là V
– Dụng cụ đo hiệu điện thế : Vôn kế