1) nêu cấu trúc địa hình bắc mĩ và nam mĩ
2) trình bày đặc điểm tự nhiên của châu nam cực
3) vì sao các vùng đảo của châu đại dương được mệnh danh là thiên đàng xanh giữa thái bình dương
3) so sánh khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa ở châu âu
1) Cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ và Nam Mĩ là:
*Bắc Mĩ:
– Diện tích địa hình rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ. Thảm thực vật phong phú và đa dạng.
– Có dãy núi cao và đồ sộ ở phía tây, ở giữa là đồng bằng, phía đông là các sơn nguyên.
– Có nhiều sông, kênh, rạch trải dài trên khắp lãnh thổ.
– Hai dãy núi cao, đồ sộ ở Bắc và Nam Mĩ đều chạy dọc bờ phía tây của lục địa.
– Hệ thống Cooc-đi-e chiếm một nửa diện tích trên địa hình Bắc Mĩ.
– Độ cao trung bình của dãy Cooc-đi-e là 3000-4000m.
– Bắc Mĩ có một đồng bằng là đồng bằng trung tâm, có hệ thống sông ngòi hơn đồng bằng Nam Mĩ. Có nhiều rừng lá kim và rừng lá rộng.
– Ở đồng bằng trung tâm có nhiều khoáng sản như chì, khí đốt, sắt, dầu mỏ,….
– Bắc Mĩ ở phía đông còn có núi già A-pa-lat chạy theo hướng bắc – tây nam.
– Địa hình Bắc Mĩ thấp dần từ tây sang đông.
*Nam Mĩ:
– Diện tích địa hình rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ. Thảm thực vật phong phú và đa dạng.
– Có dãy núi cao và đồ sộ ở phía tây, ở giữa là đồng bằng, phía đông là các sơn nguyên.
– Có nhiều sông, kênh, rạch trải dài trên khắp lãnh thổ.
– Hai dãy núi cao, đồ sộ ở Bắc và Nam Mĩ đều chạy dọc bờ phía tây của lục địa.
– Dãy An-đet chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ của Nam Mĩ.
– Diện tích chủ yếu là đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng La-pla-ta, đồng bằng Pam-pa có nhiều sông ngòi, kênh rạch. Có nhiều rừng nhiệt đới, xavan và rừng thưa bao phủ.
– Phía đông có sơn nguyên Bra-xin, rừng cây phát triển rậm rạp.
– Địa hình Nam Mĩ cao ở phía tây và phía đông và thấp ở giữa.
2) Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực là:
– Băng tuyết bao phủ quanh năm.
– Khí hậu lạnh giá, gió bão nhiều và mạnh nhất thế giới.
– Thực vật không thể tồn tại.
– Động vật: những loài chịu lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, chim biển, …
– Giàu tài nguyên khoáng sản: than, sắt, đồng,…
3)Các vùng đảo của châu đại dương được mệnh danh là thiên đàng xanh giữa thái bình dương vì:
-Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Quanh năm có mưa nhiều. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt. Các rừng dừa ven biển đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp.
4)Khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa là:
+Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.
+Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC
Gửi bnj ah!
Team Star
1)Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp. … + Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.
2)Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu Km2 . – Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam với cực Nan ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. -Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường dưới 20 độ C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
3)vÌ Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là ” thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương vì: + Đại bộ phận các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng, ẩm, điều hòa, mưa nhiều.
4)
So sánh khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa:
– Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:
– Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải:
MK GỬI BN
CHÚC BN HOK THẬT TỐT
CHO MK CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHA BN
MK CẢM ƠN