1 nêu khái niệm thế năng và động năng 2 công thức đơn vị , công suất 3 khái niệm dẫn nhiệt, đối lưu , bức xạ nhiệt 4 các cách làm thay đổi nhiệt năng

1 nêu khái niệm thế năng và động năng
2 công thức đơn vị , công suất
3 khái niệm dẫn nhiệt, đối lưu , bức xạ nhiệt
4 các cách làm thay đổi nhiệt năng
5 nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào
6 nội dung ng lý truyền nhiệt

0 bình luận về “1 nêu khái niệm thế năng và động năng 2 công thức đơn vị , công suất 3 khái niệm dẫn nhiệt, đối lưu , bức xạ nhiệt 4 các cách làm thay đổi nhiệt năng”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     1/.

    *** Thế năng

    + Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.

    + Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

    *** Động năng

    + Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là có động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

    2/. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian gọi là công suất.

    Công thức : P = A : t

    Trong đó:

    • P: công suất (W)
    • A: Công cơ học (J)
    • t: Thời gian thực hiện công (s)

    3/.

    +Sự dẫn nhiệt: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

    + Đối lưu: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

    + Bức xạ nhiệt: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

    4/.  
    Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.

    Ví dụ: 

    – Thực hiện công: dùng 2 tay xoa vào nhau ta thấy bàn tay nóng lên

    – Truyền nhiệt: đem thanh sắt bỏ vào lửa.

    5/. Nhiệt lượng của vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố sau:

     Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm nên vật .

    6/. Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:

    – Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật cân bằng nhau.

    – Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

    NOCOPY

    Chúc bạn học tốt

    Bình luận
  2. Bạn tham khảo:

    `1:`

    `-` Thế năng: là một đại lượng trong vật lý, thể hiện cho khả năng sinh của vật và nó tồn tại dưới dạng năng lượng. Hiện nay, có 2 dạng thế năng đó chính là thế năng đàn hồi và trọng trường. Mỗi loại đều có những đặc điểm và công thức tính khác nhau.

    `-` Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

    `2:`

    `-` Công thức: `P=A/t`

    `-` Đơn vị: `J/s` hoặc `W`(watt)

    `3:`

    `-` Đối lưu: Là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
    `-` Dẫn nhiệt: là việc truyền năng lượng nhiệt giữa các phân tử lân cận trong một chất, do một chênh lệch nhiệt độ.
    `-` Bức xạ nhiệt: Là bức xạ điện từ được tạo ra bởi chuyển động nhiệt của các hạt điện tích trong vật chất. 

    `4:`

    Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng:

    `-` Thực hiện công

    `-` Truyền nhiệt

    `5:`

    `-` Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.

    `6:`

    `-` Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại. Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.

    Chúc bạn học tốt

    Bình luận

Viết một bình luận