1.nêu những tiềm năng, thực trạng và hướng phát triển ngành kinh tế biển nước ta 2.nêu những nguên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên ô nhiễm mt biển

1.nêu những tiềm năng, thực trạng và hướng phát triển ngành kinh tế biển nước ta
2.nêu những nguên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên ô nhiễm mt biển đáo? hậu quả và rút ra bài học.
3. đảo nào lớn nhất nc ta

0 bình luận về “1.nêu những tiềm năng, thực trạng và hướng phát triển ngành kinh tế biển nước ta 2.nêu những nguên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên ô nhiễm mt biển”

  1. 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

    – Điều kiện phát triển:

    + Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…

    + Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

    – Tình hình phát triển:

    + Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

    + Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chỉ đánh bắt gần bờ.

    – Phương hướng: Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

     Du lịch biển – đảo

    – Điều kiện phát triển: Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, phong cảnh kỳ thú (vịnh Hạ Long), nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

    – Tình hình phát triển:

    + Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.

    + Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.

    2

    guyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo:

    – Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ

    – Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện …

    – Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô …) của vùng biển – đảo.

    – Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

    – Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.

    – Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

    * Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:

    – Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.

    – Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển – đảo).
    – Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển đảo

    Rút ra bài học rằng :

    – Tuyên truyền cổ động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ vùng biển tổ chức các hoạt động cộng đồng dọn sạch vùng biển 

    – Xử nặng với những hành vi khai thác bừa bãi , tràn lan 

    – Xây dựng thêm các hệ thống xử lí nước thải chất thải đạt tiêu chuẩn

    Đảo lớn nhất nước ta là : đảo Phú Quốc

    Bình luận

Viết một bình luận