1. Nhận biết sự khác nhau giữa chính trên thế giới
2. Quá trình đô thị hóa và sự hình thành các đô thị trên trên thế giới? Biết được một số siêu đô thị trên thế giới
3. Trình bày quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số trên thế giới? Nguyên nhân và hậu quả cuả nó
4. Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới
5. Trình bày các đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
6. Biết vị trí đới nóng và đới ôn hòa
7. Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước của đới ôn hòa. Nguyên nhân và hậu quả
8. TRình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới nóng và đới ôn hòa
9. Vẽ sơ đồ thể hiện sự tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số. Cá nhân ở đới nóng đối với tài nguyên và môi trường
10. Đề ra được biện pháp hạn chế sức ép dân số đến tài nguyên môi trường đới nóng.
4,
* Sự phân bố dân cư trên thế giới – Tập trung dân cư ở những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà… đều có mật độ dân số cao. – Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo… đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
* Sự phân bố là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế, xã hội.
6, Nhiệt đới: 23độ 27 phút vĩ Bắc đến 23 độ 27 phút vĩ Nam
Ôn đới: Bán cầu Bắc: 66 độ 33 phút vĩ Bắc đến 23 độ 27 phút vĩ Bắc
Bán cầu Nam: 66 độ 33 phút vĩ Nam đến 23 dộ 27 phút vĩ Nam
7,
Nguyên nhân: Do các khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và phương tiện giao thông thải ra bầu khí quyển
Hậu quả: Tạo nên mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra làm cho mực nước biển và đại dương dâng cao
1/ Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi…), ta chia dân cư trên thế giới thành ba chủng tộc :
+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it ( người da vàng sinh sống chủ yếu ở Châu Á)
+ Chủng tộc Nê-grô-it (người da đen, sinh sống chủ yếu ở Châu Phi)
+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng, sinh sống chủ yếu ở Châu Âu).
2/- Qúa trình đô thị hóa: là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị.
– 1 số đô thị phát triển hanh chóng trở thành siêu đô thị.
– 1 số siêu đô thị của các Châu Lục:
+ Châu Á: Thượng Hải, Xơ-un, Mum-bai, Tô-ki-ô
+ Châu Âu: Luân Đôn, Mat- xcơ- va, Pa-ri
+ Châu Phi: La- gốt, Cai – rô
+ Châu Mĩ: NewYork, Lốt – an – giơ – let.
3/ – Trong nhiều thế kỉ dân số thế giới tăng rất chậm là do dịch bệnh, nghèo đói & chiến tranh
– Từ nhx năm đầu thế kỉ XIX đến nay dân số thế giới tăng rất nhanh do nhx tiến bộ trong kĩnh vực kinh tế- xã hội & y tế
– Nguyên nhân: do các nc mới giành độc lập, đời sống đc cải thiện, nhx tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong của trẻ khi chào đời
– Hậu quả: dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,…đã trở thành gánh nặng đối với các nc có nền kinh tế chậm phát triển.
4/ – Dân cư thế giới phân bố không điều
+ Tập trung đông ở nhx nơi có điều kiện sinh sống & giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc nhx nơi mưa thuận gió hòa.
+ Thưa thớt ở vùng núi, vùng sâu, vùng sa, giao thông khó khăn khí hậu khắc nghiệt.
5/ Quần cư nông thôn
+Mật độ dân số thấp
+Làng mạc, thôn xóm phân tán gắn vs đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.
+Dân cư sống chủ yếu nhờ vào nông-lâm nghiệp & ngư nghiệp
Quần cư đô thị
+Mật độ dân số cao
+ Sống chủ yếu ở chung cư, nhà trọ.
+Dân cư sống chủ yếu vào sản xuất công nghiệp & dịch vụ
– Lối sống nông thôn & lối sống đô thị cũng có nhx điểm khác biệt.
6/ ĐỚI NÓNG
– Nằm ở giữa 2 chí tuyến Bắc & Nam.
– Chiếm diện tích đất nổi khá lớn trên bề mặt TĐ là nơi có nhiệt độ cao.
– Độ ẩm cao, thực vật, động vật phong phú & đa dạng, là nơi tập trung đông dân
MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
– Nằm trong khoảng từ chí tuyến vòng cực ở cả 2 bán cầu.
– Phần lớn diện tích nổi ở đới ôn hòa nằm ở Bắc bán cầu
7/
Ô NHIỄM KHÔNG KHÔNG KHÍ
– Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề
– Nguyên nhân: do sự phát triển của công nghiệp và phương tiện giao thông
– Hậu quả:
+ Mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình công cộng.
+ Khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kín khiến trái đất nóng lên, làm cho khí hậu toàn cầu biến đổi,
băng ở hai cực tan chảy, mực nước các đại dương dâng cao,……..vv. Khí thải làm thủng tầng ôzôn.
Ô NHIỄM NƯỚC
– Hiện trạng: nguồn nc biển, nc sông, nc ngầm bị ô nhiễm.
– Nguyên nhân:
+ Ô nhiễm nc biển: do váng dầu, các chất độc hại đưa ra biển.
+ Ô nhiễm nc ngầm, sông hồ: do nc thải của các nhà máy, đô thị, thuốc trừ sâu và phân hóa học ở các đồng ruộng.
– Hậu quả:
+ Chết ngạn sinh vật sống trong nc
+ Thiếu nc sạch cho đời sống và sản xuất
8/ Đới Nóng:
– Chiếm diện tích đất nổi khá lớn trên bề mặt TĐ là nơi có nhiệt độ cao.
– Độ ẩm cao, thực vật, động vật phong phú & đa dạng, là nơi tập trung đông dân
Đới Ôn hòa:
– Phần lớn diện tích nổi ở đới ôn hòa nằm ở Bắc bán cầu
– Khí hậu mang tính chất trung gian giữa nóng và đới lạnh
– Biểu hiện: nhiệt độ ko quá nóng cũng không quá lạnh, lượng mưa tb năm ko quá thấp cũng ko
quá cao, thời tiết diễn biến thất thường
– Nguyên nhân: do ảnh hưởng của vị trí địa lý và các dòng hải lưu
Thảm thực vật: rừng rậm nhiệt đới, rừng cây rụng lá vào mùa thu, đồng cỏ cao nhiệt đới, rừng ngặp mặn.
9/ Gia tăng dân số nhanh :
* Suy giảm tài nguyên :
– Rừng bị suy giảm.
– Đất bị xói mòn .
– Khí hậu nóng lên.
– Nước ngầm hạ thấp.
– Khoáng sản cạn kiệt.
– Thị trường bị thu hẹp.
* Môi trường bị ô nhiễm :
– Ô nhiễm nước .
– Ô nhiễm không khí.
10/
– Giải pháp:
+ Giảm tỉ lệ tăng dân số
+ Phát triển kinh tế
+ Nâng cao đời sống của người dân ở đới nóng