10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Dưới áp lực ngày càng nhiều từ cuộc sống và công việc, bệnh trầm cảm vì thế cũng trở nên phổ biến và khó điều trị hơn. Theo thống kê có đến 25% người có thể mắc căn bệnh này đến hết đời và kèm theo đó là nhiều dấu hiệu ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống. Hãy để mtrend.vn giới thiệu đến bạn 10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm để có cách phòng chống kịp thời.

Bệnh trầm cảm là gì?

1 Moi lua tuoi deu co the mac benh tram cam
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn tâm thần, tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, những người mắc bệnh có thể ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trầm cảm ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, công việc, cuộc sống của người mắc phải, người mắc bệnh trầm cảm đa phần là nữ giới. Khi mắc bệnh trầm cảm, cần được điều trị bằng thuốc là thường xuyên tái khám bác sĩ để theo dõi.

10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Những người mắc phải bệnh trầm cảm thường có những biểu hiện tâm lý khác nhau. Cụ thể, dựa theo các trường hợp bệnh nhân có thể chia thành những dấu hiệu như sau:

Các dấu hiệu cảm xúc

  1. Người trầm cảm thường có nét mặt buồn bã, không quan tâm nhiều đến các yếu tố xung quanh. Tâm trạng luôn cảm thấy chán chường, lười vận động, cảm thấy mọi thứ không thú vị, nhạt nhẽo.
  2. Có thể tự khóc lóc một mình và mất đi nhiệt huyết ngay cả với những mục tiêu đã từng là quan trọng nhất. Luôn có cảm giác cô đơn, trống trải ngay khi làm việc trong tập thể đông đúc hoặc gia đình náo nhiệt.

>>Đọc thêm: 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt

Các dấu hiệu về mặt tư duy

2 10 dau hieu cua benh tram cam
10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm
  1. Đánh mất sự tự tin là tình trạng rất thường gặp ở những người mắc bệnh trầm cảm. Họ cho rằng bản thân không xứng đáng, luôn thấp kém hơn người khác và không có khả năng để hoàn thành những nhiệm vụ khi đơn lẻ thực hiện,…
  2. Thường xuyên mặc cảm tội lỗi, đây là 1 trong 10 dấu hiệu của bệnh nhân trầm cảm nặng, họ có xu hướng tự buộc tội chính mình trong trí tưởng tượng từ đó sinh ra tâm lý có lỗi, bất an và tự dằn vặt, thậm chí tự trừng phạt.
  3. Liên tục xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về tương lai, về những người xung quanh và xã hội. Chẳng hạn việc cho rằng cuộc sống không có niềm vui, xã hội toàn những thành phần tiêu cực,…. Những suy nghĩ quá tiêu cực có thể dần giết chết tinh thần của người bệnh, thậm chí khiến họ nảy sinh tâm lý tiêu cực, muốn tự giết chết chính mình hoặc muốn hãm hại người khác.

Các dấu hiệu về mặt hành vi

  1. Những người mắc bệnh trầm cảm thường suy nghĩ và thực hiện những việc bình thường rất chậm chạp, thậm chí là khó khăn dù việc đó là đơn giản. Việc ăn uống hàng ngày có sự vô vị, không thèm ăn, không cảm nhận được vị ngon, không có cảm giác bản thân đang no hoặc đang đói.
  2. Rất dễ mất ngủ vào buổi tối, nghỉ ngơi ít nhưng không cảm thấy mệt mỏi. Nhiều trường hợp có xu hướng thức khuya nhưng sáng lại dậy sớm dù không có công việc bận bịu. Rất dễ mất sự tập trung so với người bình thường, không còn linh hoạt, xử lý nhanh chóng mọi việc mà trước đó vẫn làm tốt. Ngoài ra, có xu hướng bạo lực hoặc thường xuyên tìm đến cái chết

Cơ thể

  1. Dễ bị đau đầu, chóng mặt và căng thẳng kéo dài kèm theo đó là tình trạng đau nhức cơ thể mà không hiểu nguyên nhân do đâu.
  2. Luôn có cảm giác bất an, sợ sệt đối với bất kỳ vấn đề nào xảy ra xung quanh và nảy sinh tâm lý phòng vệ, tự bảo vệ chính mình.
  3. Rất hay mệt mỏi cho dù cả ngày không làm gì hoặc rất ít vận động.

Những giải pháp điều trị bệnh trầm cảm

3 Nguoi tram cam de xuc dong va cam thay cuoc song nham chan
Người trầm cảm thường dễ xúc động và cảm thấy cuộc sống nhàm chán

10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm cho ta thấy rằng bệnh có thể rất khó phát hiện từ chính bản thân người mắc phải hoặc từ những người thân xung quanh nếu không có sự quan tâm, quan sát tinh tế. Càng để lâu bệnh càng khó trị nhưng trên thực tế vẫn có nhiều giải pháp cải thiện hiệu quả thậm chí chấm dứt triệt để bệnh. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc chống trầm cảm

Thuốc Tây y và Đông y đều có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, để sử dụng lâu dài, người bệnh được khuyên nên dùng thuốc Đông y bởi ít gây tác dụng phụ đồng thời có thể chữa bệnh hiệu quả hơn.

Trị liệu tâm lý

Có thể nói, thuốc men chỉ có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn với những cơn đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi trong khi tác động đến tinh thần lại không cao. Chính vì thế, những buổi trị liệu tâm lý luôn được đặt lên hàng đầu nhằm giúp người bệnh giải đáp được những nút thắt trong lòng, dần lấy lại được sự cân bằng. Những cuộc điều trị giống như những buổi nói chuyện bình thường giữa hai người bạn.

>>Đọc thêm: 10 dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh

Điều trị nội trú

4 Nguoi mac benh tram cam nang nen duoc dieu tri noi tru
Người mắc bệnh trầm cảm nặng nên được điều trị nội trú

Đối với những trường hợp mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng, bệnh nhân được khuyên nên điều trị nội trú trong bệnh viện để dễ dàng theo sát bệnh tình và cũng nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.

Kết luận

Nói chung, thông qua 10 dấu hiệu của bệnh trầm cảmmtrend.vn vừa trình bày có thể thấy rằng bệnh bệnh trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm và ngày càng trở nên phổ biến. Không nên chủ quan với những dấu hiệu ban đầu mà cần tích cực điều trị để mau chóng khôi phục tình trạng ban đầu.

Viết một bình luận