15 Khi nhiệt độ của một miếng đồng giảm đi thì chuyển động của các nguyên tử đồng cấu tạo nên miếng đồng đó sẽ chuyển động A: nhanh hơn rồi chậm dần

15
Khi nhiệt độ của một miếng đồng giảm đi thì chuyển động của các nguyên tử đồng cấu tạo nên miếng đồng đó sẽ chuyển động
A:
nhanh hơn rồi chậm dần đi
B:
đều
C:
chậm lại
D:
nhanh hơn
16
Nhận xét nào sau đây không đúng về phân tử, nguyên tử ?
A:
Các phân tử, nguyên tử liên kết với nhau thành khối, không có khoảng cách
B:
Phân tử, nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé
C:
Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại
D:
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất
17
Sau khi thả một miếng kim loại được nung nóng vào chậu nước, miếng kim loại đã truyền cho nước
A:
một phần nhiệt năng và cơ năng của nó.
B:
chỉ một phần thế năng của nó.
C:
toàn bộ nhiệt năng của nó.
D:
toàn bộ động năng của nó.
18
Các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất luôn luôn chuyển động
A:
hỗn độn không ngừng
B:
theo quỹ đạo nhất định
C:
lúc nhanh lúc chậm nhưng theo quy luật
D:
đều.
19
Nhiệt năng của một vật là

A:
tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
B:
động năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật
C:
tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
D:
thế năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.
20
Vào mùa hè không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà mái lá cọ là vì

A:
cả tôn và lá cọ đều dẫn nhiệt kém.
B:
tôn dẫn nhiệt kém, lá cọ dẫn nhiệt tốt.
C:
cả tôn và lá cọ đều dẫn nhiệt tốt.
D:
tôn dẫn nhiệt tốt, lá cọ dẫn nhiệt kém.
21
Trong sự truyền nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền

A:
từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
B:
từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ.
C:
từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn.
D:
từ vật có khối lượng riêng lớn hơn sang vật có khối lượng riêng nhỏ hơn.
22
Một vật có khối lượng m, nhiệt dung riêng của chất làm nên vật là c. Nhiệt độ ban đầu của vật là t1, sau khi tỏa nhiệt thì nhiệt độ của vật là t2 . Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra của vật là

A:
Q = m.c.(t1 – t2 ).
B:
Q = m.c.(t2 – t1 ).
C:
Q = m.c.t1 .t2
D:
Q = m.c.(t1 + t2 ).
23
Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
A:
Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
B:
Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất.
C:
Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
D:
Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên ngoài bóng đèn.
24
Bỏ hai thỏi kim loại khác nhau có cùng khối lượng, cùng nhiệt độ ban đầu t1 vào một cốc nước có nhiệt độ t2 (với t2 > t1 ). Khi có cân bằng nhiệt xảy ra, phát biểu sai là:

A:
nhiệt độ của nước và hai thỏi kim loại đều bằng nhau
B:
nước thu nhiệt, hai thỏi kim loại tỏa nhiệt
C:
tổng nhiệt lượng của hai thỏi kim loại thu vào bằng nhiệt lượng của nước tỏa ra
D:
nhiệt lượng của hai thỏi kim loại thu vào không bằng nhau
25
Hai vật 1 và 2 có cùng nhiệt dung riêng truyền nhiệt cho nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai vật thay đổi một lượng là ∆t2 = 2∆t1 . So sánh khối lượng m1 và m2 của hai vật.
A:
m1 = 4m2
B:
2m1 = m2
C:
m1 = 2m2 .
D:
m1 = m2 .

0 bình luận về “15 Khi nhiệt độ của một miếng đồng giảm đi thì chuyển động của các nguyên tử đồng cấu tạo nên miếng đồng đó sẽ chuyển động A: nhanh hơn rồi chậm dần”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    15 – A ; 16 – C ; 17 – C ; 18 – A ; 19 – B ; 20 – B ; 21 – C ; 22 – B ; 23 – D ; 24 – B ; 25 – B . 

    mik không chắc nha

    Bình luận

Viết một bình luận