16
Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là
A:
toa tàu.
B:
bầu trời.
C:
đường ray.
D:
cây bên đường.
17
Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây, ví dụ nào sai ?
A:
Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước, người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền.
B:
Trong chiếc ô tô đang chuyển động, người lái xe đứng yên so với ô tô.
C:
Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.
D:
Trong chiếc đồng hồ đang chạy, đầu kim đứng yên so với cái bàn.
18
Phát biểu nào sai khi nhận biết lực ?
A:
Khi vật bị biến dạng và thay đổi vận tốc, ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
B:
Khi hình dạng của vật thay đổi, ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
C:
Khi vận tốc của vật thay đổi, ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
D:
Khi vận tốc của vật không thay đổi, ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào vật.
19
Chọn phát biểu sai.
A:
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
B:
Đơn vị của vận tốc là km/h.
C:
Vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
D:
Độ lớn vận tốc được tính bằng quãng đường nhân với thời gian.
20
Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố
A:
điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
B:
điểm đặt, phương, chiều.
C:
phương, chiều.
D:
điểm đặt, phương, độ lớn.
16. $A$
Vì người ấy nhìn thấy nhà cửa chuyển động so với toa tàu
17. $D$
Sửa lại: Trong chiếc đồng hồ đang chạy, đầu kim đứng yên so với cây kim đấy
18. $D$
Khi vận tốc vật không thay đổi thì có thể vật chịu tác dụng của $2$ lực cân bằng
19. $D$
Ta có: $v=\frac{s}{t}$
20. $A$
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
16,A: toa tàu.
`17,D: Trong chiếc đồng hồ đang chạy, đầu kim đứng yên so với cái bàn.
18,D: Khi vận tốc của vật không thay đổi, ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào vật.
19,D: Độ lớn vận tốc được tính bằng quãng đường nhân với thời gian.
20,A: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.