2. Bài tập nâng cao. 18.5. Một quả cầu mang điện thì khối lượng của nó có thay đổi hay không? 18.6. Hai vật tích điện được treo trên hai sợi chỉ tơ,

2. Bài tập nâng cao.
18.5. Một quả cầu mang điện thì khối lượng của nó có thay đổi hay không?
18.6. Hai vật tích điện được treo
trên hai sợi chỉ tơ, cả hai bị lệch khỏi
vị trí cân bằng ( như hình vẽ).
Hãy điền dấu của điện tích mà
các vật có thể bị nhiễm.
a b
18.7. Một học sinh cho rằng, khi cho một vật nhiễm điện âm tiếp xúc với một vật không nhiễm điện thì cả hai vật đều bị nhiễm điện âm. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
18.8. Ba quả cầu nhỏ A, B, C dược treo vào
ba sợi dây tơ (bố trí như hình vẽ)
a. Cho quả cầu C tích điện âm.
Hỏi quả cầu A và B tích điện gì?
b. Hãy so sánh điện tích của quả cầu A và C.
A B C
18.9. Tại sao trong các thí nghiệm để kiểm tra các vật nhiễm điện, người ta thường sử dụng quả cầu bấc nhỏ?
3. Bài tập trắc nghiệm.
18.10. Chọn câu đúng trong các nhận định sau:
A. Một vật nhiễm điện là vật đó luôn luôn mang điện tích.
B. Một vật mang điện tích có thể bị nhiễm điện.
C. Nhiễm điện là có sự hút hay đẩy nhau giữa các vật mang điện.
D. Khi một vật nhiễm điện nó luôn luôn thừa êléctron.
E. Khi một vật mạng điện luôn luôn thiếu các êlectrôn.

18.11. Chọn câu đúng trong các nhận định sau:
A. Vật tích điện chỉ hút các chất cách điện như giấy, lông chim.
B. Một vật tích điện luôn bị các vật không tích điện hút.
C. Vật nhiễm điện hút một vật khác chứng tỏ vật kia nhiễm điện.
D. Hai vật nhiễm điện chúng luôn luôn đẩy nhau.
E. Một vật không tích điện không thể hút các vật khác.
18.12. Chọn câu sai trong các nhận định sau:
A. Một vật nhiễm điện âm thì luôn luôn nhiễm điện âm.
B. Một vật cô lập nhiễm điện dương thì luôn bị nhiễm điện dương.
C. Một vật tích điện dương, nhận thêm điện âm,có thể nhiễm điện âm.
D. Một vật mang điện âm có thể mất bớt điện âm và vẫn tích điện.
E. Một vật tích điện dương nhận thêm êlectrôn vẫn mang điện dương.
18.13. Nguyên tử luôn cấu tạo bởi :
A. Điện tích dương và điện tích âm hút nhau tạo thành.
B. Một phần mang điện tích dương và một phần mang điện âm.
C. Hạt nhân mang điện tích dương, electrôn mang điện tích âm.
D. Nhờ tương tác giữa các điện tích âm và điện tích dương.
E. Sự liên kết giữa các điện tích trái dấu.
Chọn câu đúng trong các nhận định trên.
18.14. Một vật nhiễm điện âm khi:
A. Vật đó nhận thêm êlectrôn.
B. Vật đó mất bớt êlectrôn.
C. Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn..
D. Vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.
E. Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn.
Chọn khẳng định đúng nhất trong các câu trên.
18.15. Một vật nhiễm điện dương khi:
A.Vật đó nhận thêm êlectrôn.
B. Vật đó mất bớt êlectrôn.
A. Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn.
B. Vật mang điện âm mất bớt êlectrôn.
C. Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn.
Chọn khẳng định đúng nhất trong các câu trên.
Giúp mình nhé , xin cám ơn !

0 bình luận về “2. Bài tập nâng cao. 18.5. Một quả cầu mang điện thì khối lượng của nó có thay đổi hay không? 18.6. Hai vật tích điện được treo trên hai sợi chỉ tơ,”

  1. Đáp án:

    18.5: Một quả cầu mang điện thì khối lượng của nó có thay đổi vì các hạt electron cũng có khối lượng ( tuy là rất nhỏ ).

    18.6: ( Không có hình vẽ )

    18.7: Điều đó là đúng vì đây là hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc, khi đưa vật nhiễm điện lại gần vật không bị nhiễm điện thì chúng sẽ có cùng điện tích.

    18.8:  ( Không có hình vẽ )

    18.9: Vì những vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ, do đó quả cầu bấc nhỏ hoặc những mảnh giấy vụn là lý tưởng nhất.

    18.10:  B. Một vật mang điện tích có thể bị nhiễm điện.

    Vật mang điện tích nếu có lượng điện tích âm và điện tích dương khác biệt nhau sẽ bị nhiễm điện.

    18.11:  Không có câu nào đúng

    A. Vật tích điện có thể hút cả những vật nhiễm điện.

    B. Vật tích điện hút các vật không tích điện ( không phải ngược lại )

    C. Vật nhiễm điện có thể hút các vật nhỏ nhẹ không nhiễm điện xung quanh.

    D. Hai vật nhiễm điện còn có thể hút nhau.

    E. Vật có từ tính cũng có thể hút nhau 

    18.12: B. Một vật cô lập nhiễm điện dương thì luôn bị nhiễm điện dương.

    Vì vật cô lập nên không thể nhận thêm hoặc truyền điện tích ra bên ngoài ⇒ Luôn bị nhiễm điện dương

    18.13: C. Hạt nhân mang điện tích dương, electrôn mang điện tích âm.

    18.14: A. Vật đó nhận thêm êlectrôn.

    18.15: B. Vật đó mất bớt êlectrôn.

    Bình luận

Viết một bình luận