2. Dựa vào lược đồ tự nhiên và dân cư khu vực Đông Nam Á. Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế? 3. Nêu hiểu biết của

2. Dựa vào lược đồ tự nhiên và dân cư khu vực Đông Nam Á. Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế?
3. Nêu hiểu biết của em về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Việt Nam trong ASEAN.
4. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ Việt Nam. Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội nước ta.
5. Nêu đặc điểm khí hậu vùng biển Việt Nam. Kể tên các nguồn tài nguyên, một số thiên tai xảy ra trên vùng biển và nêu những biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển ở nước ta?
giúp mik nhanh với nhé
mọi người làm ngắn thôi ạ

0 bình luận về “2. Dựa vào lược đồ tự nhiên và dân cư khu vực Đông Nam Á. Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế? 3. Nêu hiểu biết của”

  1. Câu 2:

    a,Thuận lợi

    -Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế Đông Nam Á

    -Nguồn nhân công dồi dào,tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú,lại tranh thủ được vốn công nghệ của nước ngoài 

    ⇒Nên đây là điều kiện thuận lợi cho Đông Nam Á phát triển kinh tế

    b,Khó khăn

    -Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức 

    -Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ

    -Nguồn nước,không khí bị ô nhiễm nặng bởi chất độc 

    Câu 3:

    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác.

    Việt Nam trong ASEAN

    – Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

    – Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của ASEAN.

    – Tham gia vào ASEAN, Việt Nam đón nhận được nhiều cơ hội phát triển song cũng đối mặt với không ít thách thức do sự chênh lệch về trình độ phát triển, sự khác biệt về thể chế chính trị và văn hóa.

    Cau 4:

    Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta:

    * Vị trí địa lí:

    – Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

    – Vị trí vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.

    – Hệ tọa độ trên đất liền:

    + Cực Bắc:  23°23’B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

    + Cự Nam: 8°34’B, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

    + Cực Tây: 102°09’Đ  tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

    + Cực Đông: 109°24’Đ tại Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

    – Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50’B và phía Tây 101°Đ.

    * Phạm vi lãnh thổ:

    –  Vùng đất

    + Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, diện tích 331.212 km² (2006).

    +  Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi: Phía Bắc giáp Trung Quốc (dài hơn 1400km); phía Tây giáp Lào (gần 2100km); phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100km).

    – Đường bờ biển dài 3260km chạy  theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Có 28/63 tỉnh và thành phố giáp với biển.

    –  Vùng biển

    + Diện tích khoảng 1 triệu km².

    + Theo Công ước quốc tế về Luật biển, vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

    + Hệ thống đảo và quần đảo: Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là quần đảo Trường Sa và quần  đảo Hoàng Sa.

    –  Vùng trời:  Khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm trên lãnh thổ Việt Nam. Trên đất liền được xác định bởi đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo.

    Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội nước ta:

    * Về tự nhiên: 

    – Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ->tài nguyên sinh vật phong phú.

    – Tài nguyên khoáng sản phong phú.

    – Thiên nhiên phân hóa đa dạng.

    * Về kinh tế – xã hội:

    – Thuận lợi trong phát triển kinh tế, hội nhập vơid thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài.

    – Thuận lợi trong giữ gìn hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và quốc tế.

    Câu 5:

    Đặc điểm khí hậu 

    – Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

    – Chế độ hải văn theo mùa.

    – Chế độ mưa: 1100 – 1300mm/ năm. Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

    – Chế độ thuỷ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

    – Độ mặn trung bình: 30 – 33%o

    – Tài nguyên khoáng sản:
    + Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.
    + Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.
    + Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.
    – Tài nguyên hải sản:
    + Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
    + Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

    Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là bão nhiệt đới, sạt lở bờ biển, hiện tượng cát bay, cát chảy

    * Biện pháp

    – Không xả rác, xả nước thải ra sông và biển khi chưa được xử lý.

    – Nghiêm ngặt trong giao thông thủy, tránh tai nạn và tràn dầu.

    – Tăng cường bảo vệ các mỏ dầu khí trên biển

    – Khai thác thủy hải sản hợp lý

    – Khai thác du lịch biển đảo hợp lý

    – Có những chính sách, điều lệ bảo vệ biển đảo

    – Vân động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường biển

    Bình luận
    • kimlien123
    • 09/02/2021

    Câu 1:

    -Vị trí địa lí

    Đông Nam Á gồm 2 phần chính:hải đảo và đất liền nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa

    -Đặc điểm tự nhiên

    a,Địa hình

    -Các dãy núi của bán đảo Trung Ấn là những dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma -lay-a chạy theo hướng bác-namvaf tây bắc-đông nam

    -Các thung lũng cắt xẻ sâu làm lục địa bị chia cắt mạnh

    b,Khí hậu,sông ngòi,cảnh quan

    Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm thường xanh là nét đặc trưng của tự nhiên Đông Nam Á

    câu 3

    Ngày thành lập: 8/8/1967

    Tiền tệ: peso (PHP), ringgit (MYR), kyat (MNK), kip (LAK), baht (THB), riel (KHR), dola Singapore (SGD), dola Brunai (BND), rupiah (IDR), đồng (VND)

    Múi giờ: UTC +6 đến +10.

    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác.

    Các thành viên

    Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia được liệt kê theo ngày gia nhập:

    Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):

    – Cộng hoà Indonesia

    – Liên bang Malaysia

    – Cộng hoà Philippines

    – Cộng hòa Singapore

    – Vương quốc Thái Lan

    Các quốc gia gia nhập sau:

    – Vương quốc Brunei (ngày 7 tháng 1 năm 1984)

    – Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)

    – Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)

    – Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)

    – Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)

    Papua New Guinea và Đông Timor là các thành viên quan sát của ASEAN.

    Mục đích hoạt động

    Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế – xã hội.

     Nguyên tắc hoạt động

    – Nguyên tằc về quan hệ song phương và đa phương: Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau, và tiến tới tuân thủ các quy định trong Hiến chương ASEAN khi Hiến chương này được tất cả mười thành viên trong Khối phê chuẩn và có hiệu lực. Hiến chương này được xem là Hiến pháp của toàn Khối. Hy vọng rằng Hiến chương Asean sẽ được thông qua vào tháng Mười hai, 2008. Nếu được thông qua, Hiến chương sẽ có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau khi Văn kiện Phê chuẩn được đệ trình lên Tổng Thư ký của Khối

    Bình luận

Viết một bình luận