23.Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp? A:Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm. B:Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm. C:Thấu kính hội tụ có

By Rylee

23.Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
A:Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
B:Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
C:Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.
D:Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.
24.Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Một vật thật AB cách thấu kính 40cm. Ảnh thu được là
A:ảnh thật, cách thấu kính 40cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.
B:ảnh ảo, cách thấu kính 40cm, cùng chiều vật và độ cao bằng vật.
C:ảnh ảo, cách thấu kính 20cm, cùng chiều vật và độ cao lớn hơn vật.
D:ảnh thật, cách thấu kính 20cm, ngược chiều vật và độ cao lớn hơn vật.
25.Một chùm sáng hẹp sẽ không bị phân tích khi
A:chiếu chùm sáng đó đi qua một lăng kính.
B:chiếu nghiêng chùm sáng đó vào một gương phẳng.
C:chiếu chùm sáng đó vào một bong bóng xà phòng.
D:chiếu nghiêng chùm sáng đó vào mặt ghi của đĩa C.
26.Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm
A:dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
B:dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần.
C:cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng.
D:hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng.
27.Một viên bi được thả lăn xuống một cái dốc dài l,2 m hết 0,5 giây. Khi hết dốc, bi lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 3m trong 1,5 giây. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả hai quãng đường là
A:21m/s.
B:1,2 m/s.
C:2,2 m/s.
D:2,1m/s.
28.Một quả cầu rỗng bằng đồng được treo vào một lực kế, khi ở trong không khí lực kế chỉ 3,56 N. Khi nhúng chìm quả cầu vào trong nước số chỉ của lực kế giảm 0,5 N. Biết khối lượng riêng của nước và khối lượng riêng của đồng lần lượt là 10000 N/m3 và 89000 N/m3. Thể tích phần rỗng của quả cầu là
A:10cm3.
B:34cm3.
C:50cm3.
D:40cm3.
29.Tác dụng của kính lão là
A:tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.
B:tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực cận của mắt.
C:tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực cận của mắt.
D:tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.
30.Thấu kính hội tụ thường dùng thì hình dạng có đặc điểm như thế nào?
A:Thấu kính là khối hộp chữ nhật trong suốt.
B:Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C:Có phần rìa dày hơn phần giữa.
D:Thấu kính là mội khối lập phương trong suốt.
31.Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực ?
A:Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.
B:Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C:Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.
D:Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.
32.Dùng máy ảnh để chụp ảnh của vật cao 120 cm, đặt cách vật kính của máy 1,2 m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh cao 3 cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là
A:12 cm.
B:4 cm.
C:3 cm.
D:8 cm.
33.Một đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp R1 = 30 Ω, R2 = 20 Ω. Mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế U = 120 V thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch bằng
A:2,4 A.
B:6 A.
C:4,2 A.
D:4 A.
34.Chiếu ánh sáng của một đèn dây tóc qua một tấm lọc màu xanh, quan sát sau tấm lọc ta sẽ thấy
A:có ánh sáng màu vàng.
B:không còn ánh sáng nữa
C:có ánh sáng trắng.
D:có ánh sáng màu xanh.
35.Bộ phận của mắt đóng vai trò như một thấu kính hội tụ là
A:giác mạc.
B:thể thủy tinh.
C:màng lưới.
D:con ngươi.
36.Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay?
A:Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
B:Lực ma sát trượt.
C:Lực ma sát lăn.
D:Lực ma sát nghỉ.
37.Hai dây dẫn được làm từ cùng một chất liệu và có cùng tiết diện. Dây thứ nhất có chiều dài ℓ, dây thứ hai có chiều dài 1,5ℓ. Tỉ số điện trở của dây dẫn thứ nhất và của dây dẫn thứ hai lả R1:R2 bằng
A:4:9
B:9:4
C:2:3
D:3:2
38.Một dòng điện chạy qua một dây dẫn có cường độ I = 2 A thì nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian t = 2 phút là 1200 J. Điện trở của đoạn mạch bằng
A:6 Ω.
B:2,5 Ω.
C:5 Ω.
D:12 Ω.
39.Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn và cùng chiều với ngón tay thì
A:ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
B:ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
C:ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
D:ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
40.Mắt tốt khi nhìn rõ vật ở xa và mắt không điều tiết thì ảnh của vật nằm
A:trên màng lưới của mắt.
B:trước màng lưới của mắt.
C:sau màng lưới của mắt.
D:trước thể thuỷ tinh của mắt.
41.Cho hai điện trở R1 và R2 (R1>R2). Khi mắc nối tiếp hai điện trở trên thì được đoạn mạch có điện trở 45 Ω, khi mắc song song hai điện trở trên thì được đoạn mạch có điện trở 10 Ω. Giá trị của R1 là
A:30 Ω.
B:20 Ω.
C:40 Ω.
D:15 Ω.
42.Môt đoàn tàu chuyển động với vận tốc trung bình 30 km/h, quãng đường đoàn tàu đi được sau 4 giờ là
A:120 m.
B:1200 km.
C:1200 m.
D:120 km.
43.Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?
A:Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
B:Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
C:Chỉ những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
D:Chỉ những vật nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.




Viết một bình luận