Câu 4: Em hãy đánh giá thuận lợi và khó khăn mà vùng biển mang lại cho nước ta đối với phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

By Sarah

Câu 4: Em hãy đánh giá thuận lợi và khó khăn mà vùng biển mang lại cho nước ta đối với phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

0 bình luận về “Câu 4: Em hãy đánh giá thuận lợi và khó khăn mà vùng biển mang lại cho nước ta đối với phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ta?”

  1. * Thuận lợi:

    -Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông  trên biển.

    -Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.

    -Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.

    -Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối. 

    * Khó khăn:

    -Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.

    -Thuỷ triều phức tạp  gây khó khăn cho giao thông.

    -Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.

    -Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn 

    chuc bạn học tốt <3 

    Trả lời
  2. rước hết, cần xây dựng một quy hoạch sử dụng biển cho toàn quốc mang tính tổng hợp với phương thức tiếp cận sinh thái. Đồng thời, xây dựng và triển khai thực hiện nền kinh tế biển xanh bằng việc bảo đảm tối ưu hóa các lợi ích. Tăng cường tính liên ngành trong phát triển và quản lý kinh tế biển vì lợi ích chung và lâu dài qua các công cụ chính sách, quy hoạch lồng ghép. Phối hợp thành lập và quản lý các khu bảo tồn ven biển và hải đảo để bảo toàn chức năng sinh thái của vùng biển và nguồn vốn tự nhiên biển cho phát triển biển bền vững.

    Thứ hai, nâng cao nhận thức về kinh tế biển bền vững, giảm thiểu các hành vi gây hại đối với môi trường và tài nguyên biển, cũng như cách ứng xử, đối phó với thiên tai, kiểm soát tốt nguồn thải, làm sạch bãi biển, bảo tồn hệ sinh thái biển nhằm tạo ra môi trường sống phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai. Cùng với đó, tạo sinh kế, phúc lợi cho người dân từ biển; khuyến khích, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tham gia phát triển các ngành kinh tế biển như du lịch sinh thái, thám hiểm – khoa học, du lịch cộng đồng, gắn với nâng cao trách nhiệm của mọi tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi người dân trong phát triển bền vững biển Việt Nam.

    Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia chất lượng cao, cần ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo lại nghề cho người dân, bảo đảm nhu cầu lao động của các ngành kinh tế biển. Đồng thời, phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường điều tra cơ bản biển, đẩy mạnh nghiên cứu, xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật; ưu tiên đầu tư đánh giá tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh thái và các ngành, lĩnh vực kinh tế, như: hàng hải, chế biến hải sản, nuôi trồng thủy, hải sản, năng lượng tái tạo, thông tin và công nghệ số biển, nano biển, sinh dược học biển,…

    Thứ tư, tôn trọng các yếu tố đặc thù, các giá trị cốt lõi trong vùng và từng địa phương, bảo đảm tốt liên kết vùng trong phát triển “chuỗi” khu kinh tế biển đảo, chuỗi đô thị ven biển và chuỗi đô thị đảo. Mỗi địa phương cần tìm ra nét đặc thù, tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt để khai thác, phát triển tiềm năng du lịch từ biển hoặc liên kết giữa các địa phương để tạo thành chuỗi du lịch biển nhằm khai thác lợi thế chung. Tăng cường đầu tư vào giá trị tự nhiên, bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học thông qua mở rộng diện tích và lập mới các khu vực bảo tồn biển; phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.

    Thứ năm, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai từ biển, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống biển xâm thực, ngập lụt, xâm nhập mặn do triều cường, nước biển dâng cho các vùng duyên hải. Đồng thời, phải tiến hành cơ cấu lại các ngành kinh tế biển và ven biển dựa trên hệ sinh thái và phù hợp với lợi thế, tiềm năng tự nhiên. Trong đó, cần ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực như du lịch biển, đảo, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng dòng chảy thủy triều và năng lượng sóng biển), từng bước đầu tư phát triển công nghệ sinh học biển, dược liệu biển, bên cạnh việc thúc đẩy các ngành kinh tế biển truyền thống, như kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản, nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, hạ tầng nghề cá, công nghiệp đóng tàu,…

    Thứ sáu, chú trọng tính tổng thể, toàn diện; phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự_ nhiên, vị trí địa lý, bảo đảm tính kết nối giữa các địa phương ven biển với nhau, cũng như với các địa phương trong nội địa, qua đó tăng cường sự gắn kết, tạo thành chuỗi kết nối khép kín, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, sức cạnh tranh cho các ngành, địa phương và các vùng trong cả nước. Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác quản lý biển theo cách tiếp cận tổng hợp nhằm giảm thiểu tác động từ hoạt động của các ngành kinh tế khác đến môi trường và tài nguyên biể

    Trả lời

Viết một bình luận