Vì sao chính sách “chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sáng nền kinh tế thị trường” của trung quốc là quan trọng Mong mọi người giúp ạ

By Parker

Vì sao chính sách “chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sáng nền kinh tế thị trường” của trung quốc là quan trọng
Mong mọi người giúp ạ

0 bình luận về “Vì sao chính sách “chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sáng nền kinh tế thị trường” của trung quốc là quan trọng Mong mọi người giúp ạ”

  1. Kể từ năm 1978 chính quyền Trung Quốc đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên “Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc“, là một loại kinh tế hỗn hợp.

    Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụcông nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hốiđầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế.

    Vì thế nên việc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang kt thị truowngf là hết sức quan trọng (Trung Quốc tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978. )

    Đánh giá 5*+ câu trả lời hay nhất giúp mình nha

    Trả lời
  2. Trong thập niên 1980, các cải cách này đã giúp cho sản lượng nông nghiệp và công nghiệp hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 10% hay hơn. Thu nhập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng gấp đôi. Ngành công nghiệp đã đạt được thành tựu lớn đặc biệt ở các khu vực duyên hải gần Hồng Kông và khu vực đối diện với eo biển Đài Loan, những nơi mà vốn đầu tư nước ngoài đã giúp thúc đẩy sản lượng của cả hàng hóa nội địa và hàng xuất khẩu. Trung Quốc đã trở thành một nước tự túc được về ngũ cốc; các ngành công nghiệp ở nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông nghiệp, giúp thu hút lực lượng lao động ở vùng quê. Lượng hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ đã tăng lên. Các cuộc cải cách đã được bắt đầu trong các hệ thống tài chính công, tài chính, ngân hàng, định giá  lao động.

    Nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc, một nền kinh tế hỗn hợp giữa kế hoạch và thị trường trong đó khu vực nhà nước và tư nhân cùng tồn tại song song chứa đựng nhiều mặt trái của nền kinh tế kế hoạch như quan liêu, quyền sở hữu tư nhân chưa được tôn trọng và các mặt trái của chủ nghĩa tư bản như thu nhập bất thường, phân hóa giàu nghèo, lạm phát tăng cao. Những căng thẳng kinh tế cùng những tác động xấu về mặt chính trị khiến Bắc Kinh quay về đường lối cũ, tái thắt chặt kiểm soát của Trung ương trong những khoảng thời gian nhất định. Cuối năm 1988, để đối phó một làn sóng lạm phát do các cải tổ về giá gia tăng gây ra, chính quyền đã áp dụng một chương trình khắc khổ.

    Kinh tế Trung Quốc đã lấy lại được động lực vào đầu thập niên 1990. Chuyến thăm đầu năm mới của Đặng Tiểu Bình đến miền Nam Trung Quốc năm 1992 đã mang lại cho các cải cách kinh tế một động lực mới. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14 diễn ra vào cuối năm đó đã ủng hộ các biện pháp thúc đẩy đổi mới của chính sách cải cách thị trường, nêu lên nhiệm vụ trọng tâm của Trung Quốc thập niên 1990 là tạo ra một nền “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Việc duy trì tính liên tục của chế độ chính trị cũ nhưng lại cải cách táo bạo hơn về chế độ kinh tế đã được Đại hội lần thứ 14 công bố là đặc điểm của kế hoạch 10 năm trong thập niên 1990.

    Trả lời

Viết một bình luận