Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào thực tiễn giáo dục và rèn luyện quân nhân hiện nay

By Ruby

Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào thực tiễn giáo dục và rèn luyện quân nhân hiện nay

0 bình luận về “Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào thực tiễn giáo dục và rèn luyện quân nhân hiện nay”

  1.  

    Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó dự báo. Xu hướng liên kết, toàn cầu hóa và Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư đã và đang đặt ra cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam những cơ hội phát triển; song, cũng đặt ra những khó khăn thách thức mới. Sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt; các mối đe dọa an ninh phi truyền thống gia tăng. Các nước ASEAN mặc dù đã là cộng đồng nhưng sự đoàn kết trong nội khối chịu tác động của một số nước lớn nhằm phục vụ lợi ích riêng của họ. Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp. Trong nước, tình hình an ninh chính trị ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển; tuy nhiên, có nhiều khó khăn, thách thức đan xen. Các thế lực phản động, thù địch, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển của khoa học công nghệ, internet, mạng xã hội,… đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” Quân đội ngày càng quyết liệt, công khai, trực diện hơn; lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”, chủ quyền lãnh thổ và những vấn đề mới, nhạy cảm do thực tiễn đặt ra chưa được giải quyết để chống phá cách mạng nước ta.

    Đối với Quân đội, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và việc triển khai các nghị quyết, chiến lược, đề án quan trọng của Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng; cơ cấu lại, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp,… đòi hỏi phải có sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của từng cán bộ, chiến sĩ, từng cơ quan, đơn vị và toàn quân. Trong khi đó, đa số cán bộ, chiến sĩ, nhất là chiến sĩ mới ở đơn vị cơ sở còn trẻ, chưa được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tiễn. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, các cơ quan, đơn vị cần thực thực hiện tốt mấy nội dung, giải pháp sau:

    Một làtiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác tư tưởng. Đây là một trong những nội dung giải pháp quan trọng hàng đầu của các cấp ủy, tổ chức đảng, bảo đảm công tác tư tưởng luôn đúng quan điểm, đường lối của Đảng, thể hiện rõ vị trí, vai trò tiên phong, đi trước trong định hướng nhận thức và hành động cho cán bộ, chiến sĩ. Theo đó, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, trước hết là cán bộ chủ trì, bí thư, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp phải nắm vững đường lối, quan điểm, các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị về công tác tư tưởng1; bám sát tình hình nhiệm vụ của đơn vị, thực tiễn huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hoạt động của bộ đội, để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát, đúng, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, khắc phục khâu yếu, mặt yếu; không để xảy ra bất ngờ về tư tưởng trong các cơ quan, đơn vị. Cơ quan chính trị các cấp phát huy vai trò, trách nhiệm trong tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng; tránh hình thức, đơn giản, hô khẩu hiệu hoặc “khoán trắng” cho cán bộ chính trị.

    Hai lànâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống cho bộ đội. Phát huy kết quả thực hiện Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”, các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị bằng những nội dung, biện pháp phù hợp; trong đó, chú trọng đổi mới việc tổ chức học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; nâng cao tính định hướng chính trị, tính chiến đấu, tính thuyết phục trong từng nội dung, từng bài giảng. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, chiến sĩ thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những nhận thức mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ của đơn vị; nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam. Cùng với đó, các đơn vị tăng cường giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Đảng, của Quân đội và đơn vị; những tấm gương tiêu biểu về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và những điển hình tiên tiến trong sự nghiệp xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay cho bộ đội. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào trong mỗi cán bộ, chiến sĩ về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng, tạo động lực thi đua thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.

    Một yêu cầu không thể thiếu trong công tác giáo dục chính trị, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách quân nhân trong giai đoạn hiện nay, đó là các cơ quan, đơn vị phải tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt Hướng dẫn 202/HD-CT, ngày 03-02-2015 của Tổng cục Chính trị về thực hiện nội dung xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới. Đồng thời, các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, đề xuất bổ sung nội dung, giải pháp cụ thể chỉ đạo xây dựng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới với những nét đặc trưng tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hóa, tính tổ chức, kỷ luật, tri thức khoa học và trình độ quân sự,… làm cho hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” tiếp tục lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Trong giáo dục, cần làm rõ phẩm chất về lý tưởng chiến đấu cao đẹp, yêu nước, yêu chế độ, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và công tác; tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, tình đoàn kết quân – dân cá nước; tính kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Trong mọi hoàn cảnh, cán bộ, chiến sĩ phải thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước sự chống phá của các thế lực thù địch, sự tác động của các tệ nạn xã hội, luôn tu dưỡng, rèn luyện theo những giá trị cao đẹp của cuộc sống, loại bỏ lối sống ích kỷ, vô cảm, thực dụng, v.v.

    ……………………………………………………………………….

    Ý cậu phải vậy không ?

    Trả lời
  2. 1 – Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X), ngày 01-8-2007 “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”; Chỉ thị 34-CT/TW, ngày 17-4-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) “Về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa”; Chỉ thị 20-CT/TW, ngày 18-01-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, v.v.

    2 – 04 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt công tác, cùng chia sẻ.

    Trả lời

Viết một bình luận