ai ở chương mĩ hà nội ko ạ nếu có làm cho em câu này nhé viết bài giới thiệu về làng nghề truyền thống ( ko dưới 1 trang vở ghi ) giới thiệu về làng

ai ở chương mĩ hà nội ko ạ nếu có làm cho em câu này nhé
viết bài giới thiệu về làng nghề truyền thống ( ko dưới 1 trang vở ghi ) giới thiệu về làng nghề mây tr giang đan phú nghĩa chương mĩ

0 bình luận về “ai ở chương mĩ hà nội ko ạ nếu có làm cho em câu này nhé viết bài giới thiệu về làng nghề truyền thống ( ko dưới 1 trang vở ghi ) giới thiệu về làng”

  1. Huyện Chương Mỹ xưa có tên là huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam. Năm Gia Long thứ 13 (1814) phủ Ứng Thiên đổi là phủ Ứng Hòa. Đời Đồng Khánh huyện được chia làm hai là Yên Đức và Chương Mỹ. Vùng đất này có bề dày lịch sử với những sắc màu văn hoá phong phú, nhiều di tích văn hoá lịch sử có giá trị và đặc biệt là truyền thống đấu tranh cách mạng và lao động cần cù của người dân nơi đây.

    Chương Mỹ có địa hình khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động,… Chương Mỹ còn gánh trên vai trọng trách phân lũ, bảo toàn cho Thủ đô Hà Nội khi gặp những cơn lũ cực lớn.

    Huyện cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía tây nam, có các quốc lộ 6A, 21A, đường 80, tỉnh lộ 419, đường Hồ Chí Minh đi qua; và hai con sông: sông Bùi và sông Đáy chảy qua. Chương Mỹ nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội – Ba Vì – Chùa Hương, có diện tích tự nhiên 232,9 km2, dân số 84.183 người, trong đó có 36.084 nhân khẩu thành thị và 248.099 nhân khẩu nông thôn. Đơn vị hành chính có 2 thị trấn: Chúc Sơn và Xuân Mai và 31 xã. Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu… phong cảnh tuyệt đẹp như: chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Hỏa Tinh, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Nội, đình Xá, đình Linh Sơn… tất cả đều tập trung quanh thị trấn Chúc Sơn.

    Trước kia, kinh tế của Huyện chủ yếu là nông nghiệp, do ảnh hưởng của thiên tai nên Huyện đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch. Năm 2003, Chương Mỹ được tỉnh Hà Tây phê duyệt đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Phú Nghĩa, với diện tích 55,83 ha và 13 điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – làng nghề ở 16 xã, với diện tích 127 ha. Đã có trên 30 doanh nghiệp đang hoạt động tại khu công nghiệp Phú Nghĩa, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm.

    Với lợi thế nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị gồm Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây; trong quy hoạch trục phát triển kinh tế Bắc – Nam; tiềm năng sẵn có của địa phương là nằm trong vùng bán sơn địa, nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Ba loại hình phát triển du lịch tiềm năng là: Du lịch văn hóa – lịch sử; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch làng nghề.

    Đối với các điểm du lịch văn hóa lịch sử, huyện đã quy hoạch tổng thể khu du lịch chùa Trầm với diện tích 50ha ở xã Phụng Châu để xây dựng mô hình du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái, đồng thời chú trọng tới việc tu bổ, nâng cấp chùa Trầm và chùa Trăm Gian để thu hút khách thập phương.

    Đối với du lịch sinh thái, Chương Mỹ có rất nhiều hồ như: Hồ Đồng Sương, hiện nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang lập quy hoạch tổng thể khu du lịch với quy mô 400 ha, vốn đầu tư 36 triệu USD; dự án Hồ Văn Sơn, được Công ty TNHH EK DNC (Hàn Quốc) đang tiến hành triển khai xây dựng với quy mô 190 ha, xây dựng sân golf 36 lỗ và du lịch sinh thái quanh hồ, vốn đầu tư 22 triệu USD; xung quanh Hồ Miễu có rất nhiều nhà hàng và nhà nghỉ tư nhân đang hoạt động để phục vụ du khách.

    Ngoài ra, Chương Mỹ là cái nôi của làng nghề mây, tre, giang đan; hinhf thức du lịch hàng nghề được Huyện rất chú trọng. Các làng nghề mây tre đan có rất nhiều sản phẩm hàng hóa độc đáo, đặc trưng, có sức lôi cuốn khách du lịch đến tham quan làng nghề, điển hình là làng nghề Phú Nghĩa. Đây là một trong 3 điểm du lịch làng nghề được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và kết hợp với Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch thực hiện dự án. Xác định được hướng đi đúng đắn với điều kiện thực tế của địa phương, Chương Mỹ đã xây dựng chương trình phát triển kinh tế du lịch – thương mại đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

    Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thay đổi diện mạo của quê hương Chương Mỹ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Huyện Chương Mỹ hiện có 174 làng nghề, chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất tỉnh. Chỉ riêng trong vùng chậm lũ của huyện Chương Mỹ đã có 21 làng nghề làm mây tre đan xuất khẩu, trong tổng số 31 làng nghề trong vùng. Thu nhập bình quân của các làng nghề khoảng 13 – 15 triệu đồng/người/năm, trong khi thu nhập thuần nông chỉ vào khoảng 6 triệu đồng/người/năm. Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Các làng nghề truyền thống còn lại gồm nhóm nghề thêu, nón lá, điêu khắc, mộc, chế biến nông sản, trong đó nghề nón lá có 5 làng, tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên, Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh; nghề mộc, điêu khắc có 1 làng, nghề thêu 1 làng, chế biến nông sản 1 làng. Hiện nay, Sở Công Thương Hà Nội và huyện Chương Mỹ đang xây dựng đề án phát triển 20 làng thuần nông của Huyện thành làng có nghề và phát triển mới 36 làng nghề.

    Khi là người Phú Vinh, ai cũng biết đến tên tuổi của cố nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu (1905 – 1983). Cụ là nghệ nhân đầu tiên thành công đan ảnh chân dung Bác Hồ bằng chất liệu dây mây truyền thống. Dùng sợi mây, nan tre, để làm ra sản phẩm đã khó và sẽ khó hơn nhiều khi dùng nó để mô tả phong cách, dáng điệu chân dung một con người. Nếu như các hoạ sĩ vẽ tranh được dùng tới 7 màu cơ bản để thể hiện tác phẩm, thì với nghệ nhân đan mây chỉ có thể dùng 2 màu đen, trắng. Màu đen là màu của cật giang được nhuộm từ nước quả bàng, còn màu trắng là màu trắng ngà tự nhiên của dây mây. Với 2 màu ấy, nghệ nhân phải nghiên cứu, tính toán, đan làm sao cho toát lên cái hồn của tác phẩm. Tả phong cảnh nếu có sai sót kỹ thuật có thể chấp nhận, còn tả chân dung một con người phải chính xác từng chi tiết, làm sao để vừa đẹp, vừa giống là điều cực khó. Nếu đẹp mà không giống thì cũng bỏ đi, nếu giống mà lại không đẹp thì cũng vô ích. Con trai của cụ Khiếu là nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh cũng rất thành công trong lĩnh vực nội thất mây tre đan. Ông Tĩnh vẫn đang tiếp nối nghề truyền thống cha ông trong việc lưu giữ những tinh nghệ, trải nghiệm tỉ mỉ của cha mình như một báu vật. Tiếp nối nghệ nhân thế hệ trước, anh Hoàng Văn Hạnh và chị Nguyễn Thị Hân cũng là những người đầu tiên có sáng kiến kết hợp tinh hoa của hai làng nghề gốm Bát Tràng và mây tre đan Phú Vinh, tạo ra một loại sản phẩm mỹ nghệ mới – gốm sứ quấn mây…

    Nghề mây tre đan Phú Vinh đã giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động và góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc, cốt cách làng nghề mà cha ông để lại cho người Phú Vinh.
    đây nhé auto ko dưới 1 trang 

    Bình luận
  2. Huyện Chương Mỹ xưa có tên là huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam. Năm Gia Long thứ 13 (1814) phủ Ứng Thiên đổi là phủ Ứng Hòa. Đời Đồng Khánh huyện được chia làm hai là Yên Đức và Chương Mỹ. Vùng đất này có bề dày lịch sử với những sắc màu văn hoá phong phú, nhiều di tích văn hoá lịch sử có giá trị và đặc biệt là truyền thống đấu tranh cách mạng và lao động cần cù của người dân nơi đây. Chương Mỹ có địa hình khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động,… Chương Mỹ còn gánh trên vai trọng trách phân lũ, bảo toàn cho Thủ đô Hà Nội khi gặp những cơn lũ cực lớn. Huyện cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía tây nam, có các quốc lộ 6A, 21A, đường 80, tỉnh lộ 419, đường Hồ Chí Minh đi qua; và hai con sông: sông Bùi và sông Đáy chảy qua. Chương Mỹ nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội – Ba Vì – Chùa Hương, có diện tích tự nhiên 232,9 km2, dân số 84.183 người, trong đó có 36.084 nhân khẩu thành thị và 248.099 nhân khẩu nông thôn. Đơn vị hành chính có 2 thị trấn: Chúc Sơn và Xuân Mai và 31 xã. Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu… phong cảnh tuyệt đẹp như: chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Hỏa Tinh, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Nội, đình Xá, đình Linh Sơn… tất cả đều tập trung quanh thị trấn Chúc Sơn. Trước kia, kinh tế của Huyện chủ yếu là nông nghiệp, do ảnh hưởng của thiên tai nên Huyện đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch. Năm 2003, Chương Mỹ được tỉnh Hà Tây phê duyệt đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Phú Nghĩa, với diện tích 55,83 ha và 13 điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – làng nghề ở 16 xã, với diện tích 127 ha. Đã có trên 30 doanh nghiệp đang hoạt động tại khu công nghiệp Phú Nghĩa, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm.

    Với lợi thế nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị gồm Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây; trong quy hoạch trục phát triển kinh tế Bắc – Nam; tiềm năng sẵn có của địa phương là nằm trong vùng bán sơn địa, nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Ba loại hình phát triển du lịch tiềm năng là: Du lịch văn hóa – lịch sử; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch làng nghề. Đối với các điểm du lịch văn hóa lịch sử, huyện đã quy hoạch tổng thể khu du lịch chùa Trầm với diện tích 50ha ở xã Phụng Châu để xây dựng mô hình du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái, đồng thời chú trọng tới việc tu bổ, nâng cấp chùa Trầm và chùa Trăm Gian để thu hút khách thập phương. Đối với du lịch sinh thái, Chương Mỹ có rất nhiều hồ như: Hồ Đồng Sương, hiện nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang lập quy hoạch tổng thể khu du lịch với quy mô 400 ha, vốn đầu tư 36 triệu USD; dự án Hồ Văn Sơn, được Công ty TNHH EK DNC (Hàn Quốc) đang tiến hành triển khai xây dựng với quy mô 190 ha, xây dựng sân golf 36 lỗ và du lịch sinh thái quanh hồ, vốn đầu tư 22 triệu USD; xung quanh Hồ Miễu có rất nhiều nhà hàng và nhà nghỉ tư nhân đang hoạt động để phục vụ du khách. Ngoài ra, Chương Mỹ là cái nôi của làng nghề mây, tre, giang đan; hinhf thức du lịch hàng nghề được Huyện rất chú trọng. Các làng nghề mây tre đan có rất nhiều sản phẩm hàng hóa độc đáo, đặc trưng, có sức lôi cuốn khách du lịch đến tham quan làng nghề, điển hình là làng nghề Phú Nghĩa. Đây là một trong 3 điểm du lịch làng nghề được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và kết hợp với Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch thực hiện dự án. Xác định được hướng đi đúng đắn với điều kiện thực tế của địa phương, Chương Mỹ đã xây dựng chương trình phát triển kinh tế du lịch – thương mại đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thay đổi diện mạo của quê hương Chương Mỹ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Huyện Chương Mỹ hiện có 174 làng nghề, chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất tỉnh. Chỉ riêng trong vùng chậm lũ của huyện Chương Mỹ đã có 21 làng nghề làm mây tre đan xuất khẩu, trong tổng số 31 làng nghề trong vùng. Thu nhập bình quân của các làng nghề khoảng 13 – 15 triệu đồng/người/năm, trong khi thu nhập thuần nông chỉ vào khoảng 6 triệu đồng/người/năm. Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Các làng nghề truyền thống còn lại gồm nhóm nghề thêu, nón lá, điêu khắc, mộc, chế biến nông sản, trong đó nghề nón lá có 5 làng, tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên, Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh; nghề mộc, điêu khắc có 1 làng, nghề thêu 1 làng, chế biến nông sản 1 làng. Hiện nay, Sở Công Thương Hà Nội và huyện Chương Mỹ đang xây dựng đề án phát triển 20 làng thuần nông của Huyện thành làng có nghề và phát triển mới 36 làng nghề. Khi là người Phú Vinh, ai cũng biết đến tên tuổi của cố nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu (1905 – 1983). Cụ là nghệ nhân đầu tiên thành công đan ảnh chân dung Bác Hồ bằng chất liệu dây mây truyền thống. Dùng sợi mây, nan tre, để làm ra sản phẩm đã khó và sẽ khó hơn nhiều khi dùng nó để mô tả phong cách, dáng điệu chân dung một con người. Nếu như các hoạ sĩ vẽ tranh được dùng tới 7 màu cơ bản để thể hiện tác phẩm, thì với nghệ nhân đan mây chỉ có thể dùng 2 màu đen, trắng. Màu đen là màu của cật giang được nhuộm từ nước quả bàng, còn màu trắng là màu trắng ngà tự nhiên của dây mây. Với 2 màu ấy, nghệ nhân phải nghiên cứu, tính toán, đan làm sao cho toát lên cái hồn của tác phẩm. Tả phong cảnh nếu có sai sót kỹ thuật có thể chấp nhận, còn tả chân dung một con người phải chính xác từng chi tiết, làm sao để vừa đẹp, vừa giống là điều cực khó. Nếu đẹp mà không giống thì cũng bỏ đi, nếu giống mà lại không đẹp thì cũng vô ích. Con trai của cụ Khiếu là nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh cũng rất thành công trong lĩnh vực nội thất mây tre đan. Ông Tĩnh vẫn đang tiếp nối nghề truyền thống cha ông trong việc lưu giữ những tinh nghệ, trải nghiệm tỉ mỉ của cha mình như một báu vật. Tiếp nối nghệ nhân thế hệ trước, anh Hoàng Văn Hạnh và chị Nguyễn Thị Hân cũng là những người đầu tiên có sáng kiến kết hợp tinh hoa của hai làng nghề gốm Bát Tràng và mây tre đan Phú Vinh, tạo ra một loại sản phẩm mỹ nghệ mới – gốm sứ quấn mây… Nghề mây tre đan Phú Vinh đã giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động và góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc, cốt cách làng nghề mà cha ông để lại cho người Phú Vinh.

    ~ CHÚC BẠN HỌC TỐT ~

    Cho mình xin câu trả lời hay nhất

    Bình luận

Viết một bình luận