B2: Thả đồng thời 400g sắt và 500g đồng ở cùng nhiệt độ vào một bình nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở 30oC. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 35oC .Tính nhiệt độ ban đầu của Đồng và Sắt. Biết rằng có 10%nhiệt lượng đã toả ra môi trường, nhiệt dung riêng sắt, đồng, nhôm, nước lần lượt là 460J/kg.K,380J/kg.K,880J/kg.K,4200J/kg.K
Tóm tắt :
m sắt =400g=0,4kg
m đồng =500g=0,5kg
m nhôm =0,5 kg
m nước= 2kg
t nước=30 độ C
tỏa ra môi trường = 10%Q
C sắt =460 J/kg.K
C đồng =380 J/kg.K
C nhôm =880J/kg.K
C nước =4200J/kg.k
t=35 độ C
——————————
t đồng = t sắt =?
Bài làm
Theo đề bài ta có : t nhôm =t nước = 35 độ C
t đồng = t sắt
Nhiệt độ ban đầu của đồng và sắt là:
Theo phương trình cân bằng nhiệt lượng, ta có :
Q tỏa = Q thu
⇒ ( Q sắt + Q đồng )=( Q nhôm + Q nước )
⇔90 %.( msắt .C sắt +m đồng . C đồng )( t sắt -t)=( m nhôm.Cnhôm+m nước . C nước )(t – t nhôm )
⇔ 0,9 .(0,4.460+0,5.380)(t sắt -35)= (0,5 .880+2.4200)(35-30)
⇔t sắt – 35 = 131,3
⇒t sắt =166,3độ C
Mà t sắt = t đồng = 166,3 độ C
Nhớ cho minmochi880 ctlhn nhoa~
Đáp án:
${t_1} = 166,{3^o}C$
Giải thích các bước giải:
Nhiệt độ ban đầu của đồng và sắt là:
$\begin{array}{l}
{Q_{toa}} = {Q_{thu}}\\
\Leftrightarrow 90\% .\left( {{m_1}{c_1} + {m_2}{c_2}} \right).\left( {{t_1} – {t_{cb}}} \right) = \left( {{m_3}{c_3} + {m_4}{c_4}} \right).\left( {{t_{cb}} – {t_2}} \right)\\
\Leftrightarrow 0,9.\left( {{t_1} – 35} \right).\left( {0,4.460 + 0,5.380} \right) = \left( {0,5.880 + 2.4200} \right).\left( {35 – 30} \right)\\
\Leftrightarrow {t_1} – 35 = 131,3 \Rightarrow {t_1} = 166,{3^o}C
\end{array}$