Bài 1:8g hidro ở 27 độ C,dãn nở đẳng áp thể tích tăng gấp 2 lần.Tính công của khí Bài 2:Khi vận tốc của vật giảm 3 lần thì động

Bài 1:8g hidro ở 27 độ C,dãn nở đẳng áp thể tích tăng gấp 2 lần.Tính công của khí
Bài 2:Khi vận tốc của vật giảm 3 lần thì động năng thay đổi như thế nào ?
Bài 3:Công thức nào là tổng quát nhất để tính công của một lực ?

0 bình luận về “Bài 1:8g hidro ở 27 độ C,dãn nở đẳng áp thể tích tăng gấp 2 lần.Tính công của khí Bài 2:Khi vận tốc của vật giảm 3 lần thì động”

  1. CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!!!!!!!

    Đáp án:

    $1. A = 9972 (J)$

    $2.$ Giảm $9$ lần.

    $3. A = F.S.cos \alpha$

    Giải thích các bước giải:

    Bài 1:

           $m = 8 (g)$

           $M_{H_2} = 2 (g/mol)$

           $t_0 = 27^0C$

           $V = 2V_0$

    Áp dụng phương trình Claperon – Mendeleep:

           `pV_0 = nRT = m/M_{H_2} RT`

                  `= m/M_{H_2} R(273 + t)`

                  `= 8/2 .8,31.(273 + 27)`

                  `= 9972 (J)`

    Công của khí là:

           `A = p\DeltaV = p(V – V_0) = pV_0`

              `= 9972 (J)`

    Bài 2:

    Động năng được tính theo công thức:

           `W_đ = 1/2 mv^2`

    $\to$ `W_đ ~ v^2`

    Khi $v$ giảm $n = 3$ lần thì động năng giảm:

           `n^2 = 3^2 = 9` (lần)

    Bài 3:

    Công thức tổng quát nhất để tính công là:

           `A = \vec{F}.\vec{S} = F.S.cos \alpha`

    Trong đó:

          $F (N)$ là độ lớn lực tác dụng.

          $S (m)$ là độ dài quãng đường dịch chuyển.

          $\alpha$ là góc hợp bởi `\vec{F}` với vecto chỉ hướng chuyển động.

    Ngoài ra, có thể áp dụng nhiều công thức khác để tính cho phù hợp với dữ liệu đề bài có:

          `A = P.t = p\DeltaV = \DeltaW_đ = ….`

    Bình luận

Viết một bình luận