Bài 1: a.Nhiệt lượng là gì? viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào? nên tên và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức?
b.Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0.5 kg chứa 2 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? (cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K)
Bài 2: Giải thích tại sao thả một ít muối vào cốc nước thì muối lại tan và nước có vị mặn? Tại sao quả bóng bay được bơm căng dù buộc thật chặt nhưng lâu ngày cũng xẹp dần ?
Bài 3: Nung một miếng đồng đến 100oC rồi thả vào 200g nước ở 30oC
a. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào ?
b. Tính khối lượng của miếng đồng cần dùng để nước đạt 50oC khi có cân bằng nhiệt?
Bài 4: Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC ?
please help me, thứ 7 mình thi rồi :((
Đáp án:
$\begin{align}
& 1)Q=m.c.\Delta t \\
& Q=663000J \\
& 2)… \\
& 3){{m}_{d}}=0,88kg \\
& 4)Q=57000J \\
\end{align}$
Giải thích các bước giải:
Bài 1:
Nhiệt lượng là phần nội năng của vật tăng lên hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt
Nhiệt lượng: $Q=m.c.\Delta t$
+ Q: nhiệt lượng – đơn vị Jun
+ m: khối lượng chất – đơn vị kg
+ c: nhiệt dung riêng của chất – đơn vị J/kg.K
+ $\Delta t$: độ tăng nhiệt độ – đơn vị độ
b_ ${{m}_{n\hom }}=0,5kg;{{m}_{nc}}=2lit=2kg;{{t}_{0}}={{25}^{0}}C;$
Nhiệt lượng cần để đun sôi:
$\begin{align}
& Q={{Q}_{n\hom }}+{{Q}_{nc}} \\
& =({{m}_{n\hom }}.{{c}_{n\hom }}+{{m}_{nc}}.{{c}_{nc}}).\Delta t \\
& =(0,5.880+2.4200).(100-25) \\
& =663000J \\
\end{align}$
Bài 2:
+ thả một ít muối vào cốc nước thì muối lại tan và nước có vị mặn
vì giữa các phân tử muối và nước đều có khoảng cách nên các phân tử muốn bị khuếch tán vào nước nên nước có vị mặn.
+ quả bóng bay được bơm căng dù buộc thật chặt nhưng lâu ngày cũng xẹp dần: vì giữa các phân từ cao su đều có khoảng cách nên các phần tử khí có thể đi qua và ra ngoài quả bóng làm quả bóng xẹp dần
Bài 3:${{m}_{d}}={{100}^{0}}C;{{m}_{nc}}=0,2kg;{{t}_{nc}}={{30}^{0}}C$
a) nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng lên
b) khi có sự cân bằng nhiệt xảy ra:
$\begin{align}
& {{Q}_{toa}}={{Q}_{thu}} \\
& \Leftrightarrow {{m}_{d}}.{{c}_{d}}.({{t}_{d}}-{{t}_{cb}})={{m}_{nc}}.{{c}_{nc}}.({{t}_{cb}}-{{t}_{nc}}) \\
& \Leftrightarrow {{m}_{d}}.380.(100-50)=0,2.4200.(50-30) \\
& \Rightarrow {{m}_{d}}=0,88kg \\
\end{align}$
Bài 4: ${{m}_{d}}=5kg;{{t}_{0}}={{20}^{0}}C;t={{50}^{0}}C$
nhiệt lượng cần:
$\begin{align}
& Q={{m}_{d}}.{{c}_{d}}.\Delta t \\
& =5.380.(50-20) \\
& =57000J \\
\end{align}$