Bài 2: Nếu không dùng ròng rọc cố định, với một lực kéo có cường độ là 150N thì có nâng một vật có khối lượng 60 kg lên cao được không? Tại sao? Muốn

Bài 2: Nếu không dùng ròng rọc cố định, với một lực kéo có cường độ là 150N thì có nâng một vật có khối lượng 60 kg lên cao được không? Tại sao? Muốn nâng một vật thì ta cần sử dụng một hệ thống ròng rọc như thế nào? Hãy vẽ hình minh họa.
Bài 3: Một người muốn đưa một vật có khối lượng 2 tạ lên cao 5m cần phải sử dụng một palang như thế nào? Biết lực tác dụng tối đa là 500N,bỏ qua ma sát và khối lượng của ròng rọc.
a/ Vẽ hình minh họa.
b/ Người đó cần phải kéo dây một đoạn là bao nhiêu?
c/ Phải kéo đầu day đi một đoạn là bao nhiêu?
Bài 4: Sử dụng palang gồm 1 ròng rọc động và một ròng rọc cố định để đưa vật lên cao, người
ta phải kéo dây đi một đoạn 18m với một lực có độ lớn 500N. Bỏ qua ma sát và khối lượng của ròng rọc.Tính:
a/ Khối lượng của vật.
b/ Độ cao cần đưa vật lên.
Bài 5: cho hệ thống ròng rọc như hình. Khối lượng của vật là 88kg và mỗi ròng rọc là 2kg. Hỏi:
a/ Lực của người tác dụng vào sợi dây ít nhất phải bằng bao nhiêu để có thể nâng vật lên được.
Biết lực cản khi kéo dây là 10N.
b/ Quãng đường cần kéo dây là bao nhiêu? Biết độ cao cần đưa vật lên là 10m.

0 bình luận về “Bài 2: Nếu không dùng ròng rọc cố định, với một lực kéo có cường độ là 150N thì có nâng một vật có khối lượng 60 kg lên cao được không? Tại sao? Muốn”

  1. Đáp án:

     

    Bài 2: giải

    a) Trọng lượng vật là: P= 10m= 10.60= 600 (N)

    Cứ một ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực nên lực kéo vật ít nhất phải dùng là: F= $\frac{P}{2}$ = $\frac{600}{2}$ = 300 (N)

    => Với F= 150 N thì không kéo vật lên được vì lực kéo ít nhất phải bằng 300 N

    b) Ta thấy: $\frac{P}{F}$ = $\frac{600}{300}$ = 2 (lần)

    Hệ thống ròng rọc này cho ta lợi 2 lần về lực. Mà cứ 1 ròng rọc động thì cho ta lợi về lực 2 lần nên số ròng rọc động là: 2:2= 1 (cái)

    Vậy hệ ròng rọc này gồm có: – 1 ròng rọc động; – 1 ròng rọc cố định

    Hình minh họa: (tự vẽ nha)

    Đáp án: a) Không kéo lên được;b) 1 ròng rọc động, 1 ròng rọc cố định

    Mấy bài còn lại làm tương tự như trên thôi nhá.

    Bình luận
  2. Đáp án:

    a> TRỌNG LƯỢNG 
    \[P = m.10 = 60.10 = 600N\]

    => với F=150N không thể khéo được vật

    b> dùng 2 ròng rọc động 

    bài 3: P=2000N

    \[F = \frac{P}{4} = 500N\]

    => dùng 2 ròng rọc động 

    b> kéo: 
    \[S = 4h = 4.5 = 20m\]

    c> H=5m

    bài 4:
    \[P = 2F = 2.500 = 1000N =  > m = 100kg\]

    \[h = \frac{S}{2} = \frac{{18}}{2} = 9m\]

    Bình luận

Viết một bình luận