Bài 3. Để đưa một vật có trọng lượng 200N lên cao bằng ròng rọc động, người ta đã kéo đầu dây tự do đi một đoạn 10m. Coi vật được kéo lên đều và bỏ qu

Bài 3. Để đưa một vật có trọng lượng 200N lên cao bằng ròng rọc động, người ta đã kéo đầu dây tự do đi một đoạn 10m. Coi vật được kéo lên đều và bỏ qua lực ma sát. Tính công do người kéo thực hiện được ?
Bài 4. Một xe ô tô chuyển động đều trên đoạn đường AB dài 3000 m hết một khoảng thời gian 180 giây. Biết lực kéo của đầu máy ô tô là 70000 N.
a. Tính công mà đầu máy ô tô đã thực hiện trên đoạn đường AB.
b. Tính công suất của đầu máy ô tô.
c. Nếu tăng công suất của đầu máy xe ô tô lên 1,5 lần thì ô tô đi hết quãng đường AB trong 2 phút. Tính lực kéo của đầu máy ô tô khi đó.
GIÚP MÌNH VỚI MÌNH ĐANG CẦN RẤT GẤP LUÔN Ạ. CẢM ƠN MỌI NGƯỜI

0 bình luận về “Bài 3. Để đưa một vật có trọng lượng 200N lên cao bằng ròng rọc động, người ta đã kéo đầu dây tự do đi một đoạn 10m. Coi vật được kéo lên đều và bỏ qu”

  1. Đáp án:

     Bài 3: Đáp số: 500J

    Bài 4: Đáp số: a/. 210 000 000 J

                             b/. 1 166 666,67 W

                             c/. 70 000 N

    Giải thích các bước giải:

     Bài 3:

    Tóm tắt:    P = 200 N               s = 10m                        A = ?J

    Ta có: + Khi dùng  ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi

    Nên: – Lực kéo của vật là:        F = P : 2 = 200 : 2 = 100N

    – Gọi h là độ cao nâng vật lên, s = 10m, ta có độ cao nâng vật lên là:

    s = 2.h  ⇒ h = s : 2 = 10 : 2 = 5m

    Công nâng vật lên là: A = F.s = P.h = 100 .5 = 500J

    Bài 4:

    Tóm tắt:    s = 3000m= 3km        

    t1 = 180giây  = 0,05 giờ           t2 = 2 phút = 120giây

    Fk = 70 000N

    A = ?J

    a/. Công mà đầu máy ô tô đã thực hiện trên đoạn đường AB là:

    A = F.s = 70 000. 3000 = 210 000 000 J

    b/. Công suất của đầu máy ô tô là: 

    P = A : t = 210 000 000 : 180 = 1 166 666,67 W

    c/. Công suất của đầu máy tăng lên 1,5 lần là:

    Psau = 1 166 666,67 . 1,5 = 1 750 000W

    Công đầu máy ô tô thực hiện lúc sau là:

    P = A : t  ⇒ A = P.t = 1 750 000 . 120 = 210 000 000 J

    Lực kéo của đầu máy ô tô lúc sau là:

    A = F.s   ⇒ F = A : s = 210 000 000 : 3000 = 70 000 N

    Bình luận
  2. Đáp án:

     $\begin{align}
      & 3)A=1000J \\ 
     & 4) \\ 
     & a)A={{21.10}^{7}}J \\ 
     & b)P=1,{{17.10}^{6}}\text{W} \\ 
     & c){{F}_{k}}’=70000N \\ 
    \end{align}$

    Giải thích các bước giải:

     $P=200N;S=10m$

    vì kéo bằng ròng rọc động nên:

    ${{F}_{K}}=\frac{P}{2}=100N$

    Công của lực kéo:

    $A={{F}_{k}}.S=100.10=1000J$

    Bài 4:

    $AB=3000m;t=180s;{{F}_{k}}=70000N$

    a) Công mà oto thực hiện:

    $A={{F}_{k}}.AB=70000.3000={{21.10}^{7}}J$

    b) công suất:

    $P=\frac{A}{t}=\frac{{{21.10}^{7}}}{180}=1,{{17.10}^{6}}\text{W}$

    c) Lực kéo:

    $\begin{align}
      & P’=1,5P \\ 
     & \Leftrightarrow \dfrac{{{F}_{k}}’.3000}{2.60}=1,5.1,{{17.10}^{6}} \\ 
     & \Rightarrow {{F}_{k}}’=70000N \\ 
    \end{align}$

     

    Bình luận

Viết một bình luận