Bài 3: Một vật được ném từ mặt đất lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là 10m/s. Bỏ qua mọi lực cản của môi trường và g=10m/s. Khi vật lên

Bài 3:
Một vật được ném từ mặt đất lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là 10m/s. Bỏ qua mọi lực cản của môi trường và g=10m/s. Khi vật lên đến độ cao bằng 2/3 độ cao cực đại so với nơi ném thì vật có vận tốc bằng bn ?
Bài 4:
Một vật có m=100kg chuyển động đều lên dốc, dài 10m , nghiêng `30^o` so vs đường ngang. Hệ số ma sát là 0,2. Tính công của lực kéo theo phương song song với mặt phẳng nghiêng khi vật lên dốc

0 bình luận về “Bài 3: Một vật được ném từ mặt đất lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là 10m/s. Bỏ qua mọi lực cản của môi trường và g=10m/s. Khi vật lên”

  1. Đáp án:

    $3. \ v=\dfrac{10\sqrt{3}}{3}m/s$

    `4. \ A=6732J`

    Giải:

    3. Chọn gốc thế năng tại mặt đất

    Cơ năng của vật:

    `W=W_{d_0}=\frac{1}{2}mv_0^2=\frac{1}{2}m.10^2=50m`

    Độ cao cực đại của vật:

    `W=mgh_{max}`

    → `h_{max}=\frac{W}{mg}=\frac{50m}{m.10}=5 \ (m)`

    Thế năng của vật khi độ cao bằng 2/3 độ cao cực đại:

    `W_t=mg.\frac{2}{3}h_{max}`

    `W_t=m.10.\frac{2}{3}.5=33,(3)m`

    Động năng của vật:

    `W_d=W-W_t=50m-33,(3)m=16,(6)m`

    Vận tốc của vật:

    `W_d=\frac{1}{2}mv^2`

    → $v=\sqrt{\dfrac{2W_d}{m}}=\sqrt{\dfrac{2.16,(6)m}{m}}=\dfrac{10\sqrt{3}}{3} \ (m/s)$

    4. Trọng lượng của vật:

    `P=mg=100.10=1000 \ (N)`

    Áp dụng định luật II Niu tơn:

    `\vec{P}+\vec{F_{ms}}+\vec{N}+\vec{F}=\vec{0}` (*)

    Chiếu (*) lên phương vuông góc với phương chuyển động:

    `N=P.cos\alpha=1000.cos30^o=500\sqrt{3} \ (N)`

    → `F_{ms}=\muN=0,2.500\sqrt{3}=100\sqrt{3} \ (N)`

    Chiếu (*) lên phương chuyển động:

    `F=F_{ms}+P.sin\alpha=100\sqrt{3}+1000.sin30^o=673,2 \ (N)`

    Công của lực kéo:

    `A=F.s.cos0^o=673,2.10.cos0^o=6732 \ (J)`

    Bình luận

Viết một bình luận