Bài 4: Một cái bàn có 4 chân, diện tích tiếp xúc của mỗi chân bàn với mặt đất là s=36 cm2 . Khi đặt bàn trên mặt đất nằm ngang, áp suất do bàn tác dụ

Bài 4: Một cái bàn có 4 chân, diện tích tiếp xúc của mỗi chân bàn với mặt đất là s=36 cm2
. Khi đặt
bàn trên mặt đất nằm ngang, áp suất do bàn tác dụng lên mặt đất là 7200N/m2
. Đặt lên mặt bàn 1 vật
có khối lượng m thì áp suất tác dụng lên mặt đất lúc đó là 10800N/m2
. Tính khối lượng vật đã đặt
trên mặt bàn.
Bài 5: Có hai vật hình lập phương có cạnh lần lượt là a=60cm, b=40cm. được đặt trên mặt sàn nằm
ngang. Khối lượng lần lượt là m1= 54kg, m2= 36kg
a. Tính áp suất mỗi vật tác dụng lên sàn.
b. Nếu chồng vật 2 lên vật 1 thì áp suất của chúng đặt lên mặt sàn là bao nhiêu?
c. So sánh tổng áp suất hai vật ở câu a và áp suất hai vật lên sàn ở câu b.
Bài 6 Cho 1 vật hình hộp chữ nhật làm bằng đồng, có kích thước 50cm x 20cm x 10cm . Khối lượng
riêng của đồng là 8900kg/m3
. Áp suất của vật là bao nhiêu?Cách đặt vật như thế nào?Sao cho:
a.Vật chiếm diện tích ít nhất. b.Áp suất của vật là nhỏ nhất.

0 bình luận về “Bài 4: Một cái bàn có 4 chân, diện tích tiếp xúc của mỗi chân bàn với mặt đất là s=36 cm2 . Khi đặt bàn trên mặt đất nằm ngang, áp suất do bàn tác dụ”

  1. Đáp án:

    Giải:

    4.

    `s=36 \ cm^2=0,0036 \ m^2`

    Diện tích tiếp xúc của 4 bàn chân:

    `S=4s=4.0,0036=0,0144 \ (m^2)`

    Trọng lượng của bàn:

    `P=pS=7200.0,0144=103,68 \ (N)`

    Trọng lượng của bàn và vật:

    $P’=p’S=10800.0,0144=155,52 \ (N)$

    Khối lượng của vật đã đặt:

    $m’=\dfrac{P’-P}{10}=\dfrac{155,52-103,68}{10}=5,184 \ (kg)$

    5.

    `a=60 \ cm=0,6m`

    `b=40 \ cm=0,4m`

    a) Diện tích một mặt của hai vật hình lập phương:

    `S_1=a^2=0,6^2=0,36 \ (m^2)`

    `S_2=b^2=0,4^2=0,16 \ (m^2)`

    Trọng lượng của hai vật:

    `P_1=10m_1=10.54=540 \ (N)`

    `P_2=10m_2=10.36=360 \ (N)`

    Áp suất do mỗi vật tác dụng lên sàn:

    `p_1=\frac{P_1}{S_1}=\frac{540}{0,36}=1500 \ (Pa)`

    `p_2=\frac{P_2}{S_2}=\frac{360}{0,16}=2250 \ (Pa)`

    b) Trọng lượng của hai vật:

    `P=P_1+P_2=540+360=900 \ (N)`

    Áp suất tác dụng lên mặt sàn:

    `p=\frac{P}{S_1}=\frac{900}{0,36}=2500 \ (Pa)`

    `c) \ p_1+p_2>p \ (1500+2250=3750>2500) \ (Pa)`

    6.

    Thể tích của vật:

    `V=0,5.0,2.0,1=0,01 \ (m^3)`

    Khối lượng của vật:

    `m=DV=8900.0,01=89 \ (kg)`

    Trọng lượng của vật:

    `P=10m=10.89=890 \ (N)`

    a) Vật chiếm diện tích ít nhất:

    `S=0,1.0,2=0,02 \ (m^2)`

    `p=\frac{P}{S}=\frac{890}{0,02}=44500 \ (Pa)`

    b) Áp suất của vật là nhỏ nhất:

    $S’=0,5.0,2=0,1 \ (m^2)$

    $p’=\dfrac{P}{S’}=\dfrac{890}{0,1}=8900 \ (Pa)$

    Bình luận

Viết một bình luận