Bài 8: a/ Để đưa vật có khối lượng 20kg lên cao, người ta sử dụng ròng rọc cố định. Tính lực cần thiết để đưa vật lên đều (bỏ qua ma sát giữa sợi dây)

Bài 8: a/ Để đưa vật có khối lượng 20kg lên cao, người ta sử dụng ròng rọc cố định. Tính lực cần thiết để đưa vật lên đều (bỏ qua ma sát giữa sợi dây)
b/ Để đưa một vật nặng 80kg lên cao 4m, một học sinh lớp 6 nên sử dụng loại ròng rọc nào? Tại sao?
Bài 9: Em sẽ sử dụng máy cơ đơn giản nào để thuận tiện:
a. Đưa một cái xe máy từ dưới sân lên thềm cao 0,5m.
b. Đưa một xô vữa lên cao 15m.
c. Đưa tảng đá từ vị trí này sang vị trí khác.
d. Đưa cờ lên cao.
Bài 10: Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích những câu sau:
a. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
b.Tại sao đinh buloong và ốc vặn người ta lại làm cùng một chất.Nếu làm bằng hai chất khác nhau thì hiện tượng gì xảy ra?
c. Khi đổ nước sôi vào hai cốc thủy tinh, một cốc dày và một cốc mỏng. Hỏi cốc nào dễ vỡ hơn? Vì sao?

0 bình luận về “Bài 8: a/ Để đưa vật có khối lượng 20kg lên cao, người ta sử dụng ròng rọc cố định. Tính lực cần thiết để đưa vật lên đều (bỏ qua ma sát giữa sợi dây)”

  1. Đáp án:

    8a.

    Vì sử dụng ròng rọc cố định chỉ thay đổi phương của lực kéo nên lực kéo vật là:

       F=10.20=200 (N)

    Vậy cần 1 lực kéo là 200N.

    b.

    lực tối thiểu để nâng vật lên nếu hs kéo vật trực tiếp : F=P=10m=800N

    lực kéo cần quá lớn đối với một học sinh lớp 6

    để giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật hs nên dùng ròng rọc động

    9

    a. dùng mặt phẳng nghiêng

    b. dùng ròng rọc

    c. dùng đòn bẩy

    d. dùng ròng rọc

    10.

    a. Khi trời nắng nóng, các tấm tôn sẽ nở ra, nếu như mái tôn thẳng không có hình gợn sóng thì các cây đinh sẽ bị bung ra còn nếu như mái tôn hình gợn sóng thì sẽ đủ diện tích để giãn nở.

    b. Vì nếu hai cái có chất khác nhau,khi nhiệt độ tăng thì kik thước cũng tăng nhưng ko tăng đều nên sẽ bị hỏng.

    c. Cốc thủy tinh dày vì Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

    CHÚC BN HỌC TỐT~~

    Bình luận
  2. 8a.

    Vì sử dụng ròng rọc cố định chỉ thay đổi phương của lực kéo nên lực kéo vật là:

       F=10.20=200 (N)

    Vậy cần 1 lực kéo là 200N.

    b.

    lực tối thiểu để nâng vật lên nếu hs kéo vật trực tiếp : F=P=10m=800N

    lực kéo cần quá lớn đối với một học sinh lớp 6

    để giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật hs nên dùng ròng rọc động

    9a.mặt phẳng nghiêng

    b.ròng rọc

    c.đòn bẩy

    d. ròng rọc

    10.aKhi trời nắng nóng, các tấm tôn sẽ nở ra, nếu như mái tôn thẳng không có hình gợn sóng thì các cây đinh sẽ bị bung ra còn nếu như mái tôn hình gợn sóng thì sẽ đủ diện tích để giãn nở.

    b.vì nếu hai cái có chất khác nhau,khi nhiệt độ tăng thì kik thước cũng tăng nhưng ko tăng đều nên sẽ bị hỏng.

    c.Cốc thủy tinh dày vì Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

    Bình luận

Viết một bình luận