bạn nào biết làm giúp mình với
Câu 1. Vật bị nhiễm điện có khả năng
A. làm sáng bóng thử điện, hút nam châm.
B. hút được các vật nhỏ, đẩy nam châm.
C. hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
D. hút vật nhiễm điện khác.
Câu 2. Kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau.
B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.
C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.
Câu 3. Có hai quả cầu nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì chúng sẽ :
A. Hút nhau. C. Vừa hút nhau, vừa đẩy nhau.
B. Đẩy nhau. D. Không hút nhau cũng không đẩy nhau.
Câu 4. Vật nào sau đây là vật dẫn điện.
A. Ruột bút chì . C.Viên phấn trên bảng
B. Thanh gỗ khô. D. Thước nhựa.
Câu 5.Trong các cách sau đây ,cách nào làm thước nhựa bị nhiễm điện.
A. Phơi ngoài nắng. C. Nhúng vào nước ấm.
B. Cọ xát vào vải khô. D. Đặt gần nguồn điện.
Câu 6. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?
A. Một chiếc máy cưa dùng điện đang hoạt động.
B. Một thanh êbônit cọ xát vào len.
C. Một bóng đèn điện đang sáng.
D. Máy tính “cầm tay” đang hoạt động.
Câu 7. Ở điều kiện bình thường, vật sau đây không cho dòng điện chạy qua:
A. Sợi dây nhôm. B. Sợi dây chì.
C. Sợi dây thuỷ tinh. D. Sợi dây bạc.
Câu 8. Dòng điện trong kim loại là
A. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.
B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.
C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện.
D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện.
Câu 9. Chiều dòng điện là chiều chuyển động của các
A. điện tích dương. B. điện tích âm.
C. các êlectrôn tự do. D. các êlectrôn.
Câu 10. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo thiết bị, dụng cụ là:
A. điện thoại, quạt điện, bàn là. B. bàn là, bếp điện.
C. mô tơ điện, máy bơm nước, lò vi sóng. D. máy hút bụi, nam châm điện.
Câu 11. Cầu chì có tác dụng
A. làm cho mạch dẫn điện tốt.
B. làm giảm bớt cường độ dòng điện chạy trong mạch.
C. tự động ngắt mạch khi có hiện tượng đoản mạch.
D. đóng mở công tắc dễ dàng.
Câu 12. Đơn vị đo cường độ dòng điện là
A. ampe. B. ampe kế.
C. vôn. D. miliampe kế.
Câu 13. Hiệu điện thế xuất hiện ở:
A. Hai đầu của bình ắc qui.
B. Ở một đầu của viên bi.
C. Hai đầu của đinamo không quay.
D. Hai điểm bất kì trên dây dẫn không có dòng điện đi qua.
Câu 14. Cho mạch điện như hình vẽ. Khi công tắc K ngắt thì hiệu điện thế giữa hai điểm nào trong mạch khác không?
A. Giữa hai điểm D và E.
B. Giữa hai điểm B và A.
C. Giữa hai điểm D và C.
D. Giữa hai điểm B và C.
Câu 15. Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.
B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
C. Bóng đèn có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V.
1. C
2. D
3. B
4. A
5. B
6. B
7. C
8. A
9. C
10. B
11. C
12. A
13. A
14. Hình nào vậy bạn
15. B
1. C hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
2. D Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.( Sửa lại: Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau)
3. B đẩy nhau
4. A Ruột bút chì ( Ruột bút chì được cấu tạo chủ yếu bằng chì mà chì lại dẫn điện=> Ruột bút chì là chất dẫn điện)
5. B. Cọ xát vào vải khô.
6. B. Một thanh êbônit cọ xát vào len.
7. C. Sợi dây thuỷ tinh.
8. A dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.
9. C các êlectrôn tự do.
10. B. bàn là, bếp điện.
11. C. tự động ngắt mạch khi có hiện tượng đoản mạch.
12. A. ampe
13. A. Hai đầu của bình ắc qui.
14. (Mik chưa thấy hình vẽ nên mik ko bk:)))
15. Mik thấy ba đáp án A,B,C là ko đúng mà mik chẳng thấy câu D đâu nên mik sẽ thêm vào câu D nha:))
Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
D. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V.