C1:khi nào công dân phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật? Trình bày rõ những nội dung các trách nhiệm pháp lý
C2:Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? Bản thân em đã làm gì để làm tốt quyền và nghĩa vụ đó?
Giúp mình 2 câu này với ạ!
C1.Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu hình phạt theo quy định và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm này sẽ do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự.
Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm hình sự do tòa án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội.
+ Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của người (cơ quan, tổ chức) vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
+ Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm của người (cơ quan, tổ chức) có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
+ Trách nhiệm kỉ luật: là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan xí nghiệp, trường học áp dụng với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan, tổ chức mình.
C2. Lao động là quyền vì mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình
lao động là nghĩa vụ vì mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.