c1 :Tại sao ở miền Bắc và phía Tây của Bắc Mĩ ,dân cư lại rất thưa thớt
c2 :trình bày sự thay đổi trong phân bố lại dân cư của Hoa Kì ,giải thích nguyên nhân?
c3 :nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ?
c4 :nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ .Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào đối với sự phân bố địa hình?
C1:
– Ở miền Bắc và phía tây của bắc mĩ dân cư thưa thớt vì :
+ Ở miền bắc thì có khí hậu lạnh giá
+ Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc-di-e . Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn
Nên ở 2 khu vực này dân cư thưa thớt
C2:
– Dân cư hoa kì di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam hồ lớn và đông bắc ven đại tây dương xuống phía nam và duyên hải thái bình dương
– Nguyên nhân: Do các thành phố mới và các nghành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động được hình thành ở phía nam và duyên hải thái bình dương đã kéo theo sự di chuyển của dân cư hoa kì
C3:
– Ở phía tây của nam mĩ là hệ thống núi trẻ An-đet cao và đồ sộ
– Đồng = chung tâm của nam mĩ là 1 chuỗi các đồng nối nhau từ đồng = Ô- ri- nô-cô đến đồng = A-ma-dôn và đồng = Pam-ba. Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía nam đồng = Pam-ba cao lên thành 1 cao nguyên
– Ở phía đông của nam mĩ là các cao nguyên và sơn nguyên
C4:
– Các kiểu khí hậu:
+ khí hậu xích đạo
+ khí hậu cân xích đạo
+khí hậu nhiệt đới
+ khí hậu cận nhiệt đới
+ khí hậu ôn đới
– Sự phân bố các kiểu khí hậu này với sự phân bố địa hình:
+ Do ảnh hưởng của dãy núi trẻ An-đet đã làm cho khí hậu phía tây An-đat khác biệt với khí hậu phía đông An-đet( đồng = chung tâm và cao nguyên phía đông)
+ Phía tây của An-đet có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô, cận nhiệt đới, địa trung hải và ôn đới hải dương
+ Phía đông của dãy núi trẻ An-đet có khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt đới, địa trung hải và ôn đới lục địa
CHÚC BN HỌC TỐT :))
1)- Khu vực miền bắc có khí hậu rất lạnh, nhiều nơi đất bị đóng băng.
– Khu vực phía tây là vùng núi Coóc-đi-e cao và hiểm trở, do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.
2)– Dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và đông bắc ven Đại Tây Dương xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.
– Nguyên nhân: các thành phố mới với các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động được hình thành ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương đã kéo theo sự di chuyển của dân cư Hoa Kì.
3)+ Ở phía Tây của Nam Mĩ là hệ thống núi trẻ An-đet cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ.
+ Đồng bằng trung tâm của Nam Mĩ là một chuỗi các đồng nối nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-ba.Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía Nam đồng bằng Pam-Ba cao lên thành một cao nguyên.
+ Ở phía Đông của Nam Mĩ là các cao nguyên, sơn nguyên.
4)- Các kiểu khí hậu :
+ Khí hậu xích đạo.
+ Khí hậu cận xích đạo.
+ Khí hậu nhiệt đới: nhiệt đới khô và nhiệt đới ẩm.
+ Khí hậu núi cao.
+ Khí hậu cận nhiệt đới: cận nhiệt đới địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa và cận nhiệt đới hải dương.
+ Khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.
– Các kiểu khí hậu có mối quan hệ với sự phân bố địa hình :
+ Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới.
+ Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).
• Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.
• Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.