C1. Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông? Nêu các đặc điểm của hệ thống sông?
C2. Sông ngòi đã đem lại những lợi ích và tác hại gì cho con người? Để hạn chế tác hại của sông ngòi, con người đã có những biện pháp gì?
C3. Độ muối trung bình của biển và đại dương là 35 phần nghìn. Vì sao độ muối của biển nước ta chỉ có 33 phần nghìn?
C4. Thế nào là dòng biển? Có mấy loại dong biển?Nêu đặc điểm của các loại dòng biển?
C5. Độ phì của đất là gì? Con người đã làm gì để tăng độ phì của đất?
C6. Kể tên các nhân tố hình thành đất quan trọng nhất và giải thích vì sao?
1/+Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại.
+ Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).
Nêu các đặc điểm của hệ thống sông e cho chị xin địa điểm cụ thể
2
– Lợi ích:
Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Phát triển giao thông đường thuỷ.
Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Điều hoà nhiệt độ.
Tạo cảnh quan mội trường.
…
– Tác hại của sông ngòi: Về mùa lũ, nước sông dâng cao, nhiều khi gây lụt lội, làm thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân.
4- Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. …
có 2 loại dòng biển
– Nếu nhiệt độ của dòng nước thấp hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh: dòng biển lạnh.
– Nếu nhiệt độ của dòng nước cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh: dòng biển nóng.
5.
Độ phì đất, độ phì nhiêu hay độ màu mỡ là khả năng của đất để duy trì sự phát triển của cây trồng trong nông nghiệp, tức là cung cấp môi trường sống thực vật và mang lại sản lượng bền vững và nhất quán với chất lượng cao.
Các biện pháp làm tăng độ phì của đất:
– Làm đất (cày, bừa, xáo, xới..ệ).
– Bón phân hữu cơ, vô cơ cho đất.
– Bón vôi cải tạo đất.
– Thau chua, rửa mặn.
– Làm thuỷ lợi để tưới tiêu cho đất
6Các nhân tố hình thành đất quan trọng nhất là: đá mẹ, khí hậu và sinh vật,
vì:
+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra chất khoáng.
+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra chất hữu cơ trong đất
C1:
-Hệ thống sông là hệ thống gồm dòng sông chính, các phụ lưu và chi lun hợp lại với nhau.
-Lưu vực sông là diện tích bề mặt đất cung cấp nước thường xuyên cho sông.
-Hệ thống sông gồm: sông chính, phụ lưu và chi lưu
+Phụ lưu là các nhánh sông đổ nước vào sông chính
+Chi lưu gồm các nhánh sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
C2:
-Lợi ích của sông:
Cung cấp phù sa. Cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt. Phát triển giao thông, thủy điện, thủy lợi, du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
-Tác hại:
Gây ra tình trạng ngập úng vào mùa lũ, gây thiệt hại về người và của.
-Những biện pháp để hạn chế những thiệt hại lớn do cả hai gây ra là :
+Đáp đề ngăn lũ, đào kênh rạch thoát nước.
+Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn.
+Xây nhà chịu được các chấn động lớn.
+Lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tánvi phạm.
C3:
Vì hệ thống thải nước sông ngòi của nước ta được thiết lập phần lớn chảy nhiều ra biển nên muối của biển nước lại thấp hơn trung bình.
C4:
-Dòng biển là sự chuyển động thành dòng của nước với lưu lượng lớn trên quãng đg dài trong các biển và đại dương.
-Có 2 loại dòng biển:
+Dòng biển nóng: là dòng chảy tự vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
+Dòng biển lạnh: là dòng chảy tự vĩ độ cao lên vĩ độ thấp.
C5:
-Độ phì nhiêu của đất là khả năng đất cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác( nhiệt độ, ko khí,…) để thực vật sinh trưởng và phát triển.
-Các biện pháp làm tăng độ phì của đất:
+Làm đất (cày, bừa, xáo, xới…).
+Bón phân hữu cơ, vô cơ cho đất.
+Bón vôi cải tạo đất.
+Thau chua, rửa mặn: là biện pháp làm giảm độ chua mặn của ruộng đất bị nhiễm phèn bằng cách đưa nước ngọt vào và cày đảo cho sục bùn lên, sau đó để bùn lắng xuống rồi tháo hết nước ra, xong lại đưa nước ngọt mới vào, có thể làm đi làm lại nhiều lần.
+Làm thuỷ lợi để tưới tiêu cho đất (xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước tưới vào đồng ruộng, xây dựng các hồ chứa nước..)
C6:
– Các nhân tố hình thành đất quan trọng nhất hình thành đất là: đá mẹ, khí hậu và sinh vật, vì:
+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra chất khoáng.
+ Khí hậu bao gồm nhiệt độ và lượng mưa tạo ra môi trường thuận lợi hoặc khó khăn quyết định quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất
+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra chất hữu cơ trong đất.