c1: Trình bày đặc điểm sản xuất nông nghiệp Châu Á?
c2: Trình bày đặc điểm khí hậu Nam Á?Nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống?
c3:Giải thích tại sao nói dãy núi Himalaya là hàng rào khí hậu Nam Á?
c4: hãy nêu đặc điểm kinh tế Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2?
( mk cần luôn mog mn giúp ak! mk cảm ơn trc zậy)
C1:
Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:
* Trồng trọt:
– Cây lương thực:
+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.
+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
– Cây công nghiệp lâu năm:
+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.
+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.
* Chăn nuôi:
– Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..
– Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.
C2:
ĐẶC ĐIỂM:
+)Thuận lợi:
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới.
– Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống.
– Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời.
+)Khó khăn:
– Có nhiều thiên tai: bão , lũ, hạn hán , gió phơn ,vvv…
– Đất dễ xói mòn khi có mưa bão.
– Sâu bệnh phát triển cao.
– Khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả lớn.
ẢNH HƯỞNG:
Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
– Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân hoá tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.
– Tính thất thường của các yếu tố thời tiết, khí hậu dẫn đến nhiều khó khăn (thiên tai, dịch bệnh…).
Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống.
– Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế khác (lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch…).
– Gây nhiều khó khăn do khí hậu phân mùa, thiên tai, thời tiết thất thường…
C3:
– Hệ thống núi Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m, bao gồm cả đỉnh Everest. Để thấy được kích thước khổng lồ của những dãy núi trong dãy Himalaya, hãy so với Aconcagua, trong dãy Andes, với độ cao 6.962 m, là đỉnh cao nhất bên ngoài Himalaya, trong khi hệ thống núi Himalaya có trên 100 núi khác nhau vượt quá 7.200 m.
– Chính vì dãy Himalaya cao và dài như vậy nên nó được coi là hàng rào khí hậu ngăn cách tạo nên khí hậu khác nhau giữa các quốc gia, đặc biệt là vai trò ngăn các luống khí và gió lạnh.
– Cũng chính vì nó là dãy núi cao nhất thế giới nên nó ngăn gió, mang lượng mưa lớn cho khu vực Châu Á.
C4:
– Biến đổi thứ nhất: Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập.
– Biến đổi thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ ra sức xây dựng , phát triển kinh tế – xã hội theo những mô hình khác nhau và đạt được nhiều thành tựu to lớn như : Malaixia, Inđônêxia,Thái Lan (đặc biệt là Xigapo)
– Biến đổi thứ 3: Đến 30-4-1999 có 10/11 nước ĐNÁ là thành viên của khối (ASEAN), đây là một liên minh kinh tế- chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh, tự lực tự cường.
(đây là câu trả lời đầy đủ nhất,bn có thể rút ngắn lại nha~cảm ơn~vote cho mk)
1.
a)Nông nghiệp
– Phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đều, hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau.
+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây trồng : lúa mì, bông; vật nuôi : trâu, bò, lợn
+ Khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa: khí hậu lục địa, cây trồng: lúa mì, bông; vật nuôi: trâu, bò, cừu
– Thành tựu đạt được trong sản xuất lương thực:
+ Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới.
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất và nhì trên thế giới
b) Công nghiệp
– Sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á rất đa dạng nhưng phát triển không đều giữa các quốc gia:
+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu
+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,… phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước
2. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống:
– Nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
– Thời tiết thất thường (thiên tai mưa bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại…) gây khó khăn cho hoạt động canh tác, thời vụ, phòng chống thiên tai; độ ẩm lớn là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.
– Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản.
– Thiên tai bão lũ, nhạn hán gây tổn thất nặng nề tới mọi ngành sản xuất, về người và tài sản.
– Các hoạt động thời tiết thất thường như dông, lốc, sương muối, rét hại… cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
– Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
3.
– Dãy Himalaya được mệnh danh là hàng rào khí hậu khu vực Tây Nam Á vì là dãy rất đồ sộ, kéo dài và cao bậc nhất thế giới, là ranh giới khí hậu giữa Trung Á và Nam Á. Đó là bức tường ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào làm mưa trút hết ở sườn nam( trung bình 2000-3000mm/năm), trong khi đó sườn phía bắc của dãy Himalaya rất khô hạn, lượng mưa thấp hình thành nhiều hoang mạc( lượng mưa trung bình dưới 100mm/năm).
4.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm :
– Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
– Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.