các bạn giải giúp mình những bài này vì sắp thi rồi mấy bài này trong sách giáo khoa nha
B12 bài a,b,c,d,đ
B13 bài a.b.c.d.đ
B14 bài a.b.c.d.g
B15 bài a.b.d.đ
B17 bài a.b.c.d.e
B18 bài a.b.c
các bạn giải giúp mình những bài này vì sắp thi rồi mấy bài này trong sách giáo khoa nha
B12 bài a,b,c,d,đ
B13 bài a.b.c.d.đ
B14 bài a.b.c.d.g
B15 bài a.b.d.đ
B17 bài a.b.c.d.e
B18 bài a.b.c
BÀI 12:
a) Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch ?
Giải chi tiết:
Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
LG b
b) Ở lớp bạn Hải Bình, có bạn Vân Anh tuần nào cũng xây dựng kế hoạch rất chi tiết (xem kế hoạch làm việc tuần của Vân Anh) và thực hiện rất nghiêm túc. Nếu vì lí do đặc biệt không thực hiện đúng kế hoạch, Vân Anh đều tìm cách điều chỉnh hợp lí vào thời gian thích hợp. Còn bạn Phi Hùng chẳng làm kế hoạch gì cả : mai thi, hôm nay vẫn đi chơi cả ngày, nhiều khi quên những yêu cầu mà thầy, cô giáo giao về nhà.
Kế hoạch làm việc tuần của Vân Anh
Em có nhận xét gì về cách sống và làm việc của hai bạn Vân Anh va Phi Hùng ?
Giải chi tiết:
– Vân Anh là người làm việc có kế hoạch, bạn Vân Anh đã lập một kế hoạch rất chi tiết. Nhưng cách làm việc của Vân Anh không cứng nhắc, khi nào có việc bận bạn ý đều điều chỉnh cho hợp lí. Chắc chắn Vân Anh sẽ học tập và làm việc hiệu quả
– Bạn Phi Hùng là người làm việc tùy tiện, mất thời gian vào những việc vô bổ, không tự kiềm chế những hứng thú, ham muốn đột xuất, mải chơi quên cả nhiệm vụ học tập của mình.
LG c
c) Em hãy so sánh hai bản kế hoạch của Hải Bình, Vân Anh và nhận xét ưu, nhược điểm của mỗi bản kế hoạch.
Giải chi tiết:
Vân Anh
Hải Bình
Ưu điểm
Cụ thể, chi tiết, cân đối, toàn diện hơn Hải Bình tính đến giờ phút thể hiện rõ được công việc trong mỗi ngày.
Bản kế hoạch giúp Bình chủ động trong công việc, thể hiện ý thức tự giác trong công việc, không cần ai nhắc nhở.
Nhược điểm
Quá chi tiết, những nội dung công việc hàng ngày đều làm thì không nhất thiết đưa vào bản kế hoạch.
Còn thiếu thời gian hằng ngày, chưạ thể hiện hết nội dung công việc và thời gian cần làm sau những giờ học (như giúp đỡ gia đình), giờ ăn, ngủ, tập thể dục thể thao.
LG d
d) Có quan niệm cho rằng : chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn.
Em đồng tình hay phản đối ? Vì sao ?
Giải chi tiết:
Em không đồng tình với ý kiến trên, vì: có thể xây dựng kế hoạch sống, làm việc trong nhiều năm (không cần chi tiết), định hướng phấn đấu nghề nghiệp cho tương lai của bản thân
Ví dụ: Trong một bậc học, chúng ta đang học ở bậc THCS phải có một kế hoạch định ra để phấn đấu, phải học tập như thế nào, rèn luyện phấn đấu ra sao, với ý chí quyết tâm đạt được sau 4 năm học ở bậc THCS phải đậu vào trường PTTH chuyên, một môi trường tốt để có điều kiện đạt được ước mơ vào đại học… (câu chuyện của Trương Quế Chi là một ví ‘dụ: muốn sau này trở thành kí giả và vì thế bạn ấy học ngoại ngữ, học văn, rèn luyện cách viết văn…).
LG đ
đ) Em hãy lập kế hoạch làm việc một tuần. Khi lập kế hoạch em có cần trao đổi với bố mẹ hoặc người khác trong gia đình không ? Vì sao ?
Giải chi tiết:
* Kế hoạch làm việc một tuần của em:
+ Từ thứ 2 – thứ 7:
– 6h sáng dậy đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh.
– 6h15 tắm rửa, ăn sáng.
– 7h đi học.
– 7h30 – 11h30 đi học ở trường.
– 12h ăn cơm trưa.
– 12h30 – 1h30 ngủ trưa.
– 14h – 16h học chiều hoặc tham gia hoạt động ở câu lạc bộ.
– 17h – 20h nấu cơm, tắm giặt, làm việc nhà, ăn tối.
– 20h – 22h học tập chuẩn bị bài ngày mai.
– 22h đi ngủ.
+ Chủ nhật:
– Sáng dậy giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
– Nấu cơm trưa cùng mẹ.
– Đi thăm ông bà, chơi những trò chơi mình thích.
– Buổi tối xem phim và chuẩn bị bài ngày hôm sau.
* Khi lập kế hoạch, các em cần trao đổi với bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình. Vì để bố mẹ biết và để các công việc không chồng chéo lẫn nhau, không ảnh hưởng đến công việc của nhau.
LG e
e) Hãy trao đổi trước nhóm, tổ (hoặc lớp) về việc thực hiện kế hoạch học tập, làm việc của cá nhân hàng tuần. Phân tích nguyên nhân của việc thực hiện tốt hoặc chưa tốt kế hoạch đó.
Giải chi tiết:
Từ bản kế hoạch làm việc một tuần em vừa lập nên, hãy trao đổi với bạn trong tổ, trong lớp về việc thực hiện kế hoạch của em, hãy nêu những kế hoạch em làm đươc, những kế hoạch chưa làm được, tìm nguyên nhân và tìm ra giải pháp thực hiện tốt nên nhé.
BÀI 13
a) Trong các hành vi sau, theo em, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em ?
(1) Làm khai sinh chậm, khi trẻ đến tuổi đi học mới ỉàm khai sinh;
(2) Đánh đập, hành hạ trẻ;
(3) Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng;
(4) Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống;
(5) Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện;
(6) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.
Giải chi tiết:
Hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em: (1); (2); (4); (6).
LG b
b) Kể những việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Giải chi tiết:
– Tổ chức tiêm phòng văcxin cho trẻ.
– Lập quỹ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ ở những vùng thiên tai, lũ lụt.
– Tổ chức lớp học tình thương cho trẻ em nghèo khó, cơ nhỡ.
– Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo, không nơi nương tựa.
– Lập trường, lớp học dành riêng cho trẻ khuyết tật.
LG c
c) Hãy nêu bổn phận của học sinh đối với gia đình và nhà trường.
Giải chi tiết:
* Trong gia đình:
– Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
– Yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em
* Ở nhà trường:
– Yêu trường, yêu lớp, có yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
– Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.
LG d
d) Trong trường hợp bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo vào con đường phạm tội (ví dụ : Trộm cắp), em sẽ làm gì ?
(1) Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương ;
(2) Im lặng, bỏ qua ;
(3) Nói với bố mẹ hoặc các thầy cô giáo trong trường và đề nghị giúp đỡ ;
(4) Biết là sai nhưng vì bị đe doạ nên vẫn làm theo lời dụ dỗ
Giải chi tiết:
Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường tội phạm tội em sẽ làm theo phương án (1) và (3)
(1) Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương ;
(3) Nói với bố mẹ hoặc các thầy cô giáo trong trường và đề nghị giúp đỡ ;
LG đ
đ) Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đổng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học để đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại
Hãy nêu nhận xét của em về việc làm sai của bạn Tú. Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em ?
Giải chi tiết:
– Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, trốn học đi chơi, vi phạm đạo đức của một học sinh.
– Không làm tròn bổn phận của một người con: yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.
– Không chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh.
BÀI 14:
LG a
a)Trong Các biện pháp dưới đây, theo em, biện pháp nào góp phần bảo vệ mồi trường ?
(1) Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở ;
(2) Xây dựng các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ động vật quý, hiếm ;
(3) Khai thác nước ngầm bừa bãi ;
(4) Sử dụng phân hoá học và các hoá chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định ;
(5) Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xử lí rác, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.
Giải chi tiết:
Biện pháp góp phần bảo vệ môi trường là: (1); (2); (5)
LG b
b) Trong các hành vi sau đây, hành vi nào gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường ?
(1) Khai thác thuỷ, hải sản bằng chất nổ ;
(2) Săn bắt động vật quý, hiếm trong rừng ;
(3) Đổ các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước ;
(4) Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải tạo rừng ;
(5) Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc ;
(6) Phá rừng để trồng cây lương thực.
Giải chi tiết:
Những hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường là: (1); (2); (3); (6)
LG c
c) Để mở rộng sản xuất, Nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa ba phương án. Theo em. nên chọn phương án nào ?
Phương án 1: Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm triệt để trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Phương án 2 : Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn.
Phương án 3: Mở rộng quy mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số lượng)
Giải chi tiết:
Theo em, nên chọn phương án 2.
Phương án 2: là phương án tốt nhất và bảo đảm các yếu tố mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến, góp phần tăng năng xuất lao động, bảo vệ môi trường. Về chi phí, tuy hiện tại có chi thêm một phần kinh phí bảo vệ môi trường nhưng xét về lâu dài, việc giữ gìn bảo vệ môi trường sẽ có lợi về nhiều mặt hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tiết kiệm hơn so với kinh phí phải bỏ ra để khắc phục hậu quả tai hại do ô nhiễm môi trường gây ra.
LG d
d) Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của em về môi trường và thiên nhiên sau chuyến tham quan, du lịch.
Giải chi tiết:
Ví dụ 1:
Vào tuần trước, em được đi chơi ở 1 công viên, ở đó có rất nhiều cây xanh thoáng mát và không khí trong lành làm sao, nhưng lại vô tình có người quăng rác bừa bãi ở nơi công cộng. Vào hôm đó, em cùng gia đình đã dọn rác, để nơi này thành nơi sạch sẽ và thoáng mát như xưa. Vì thế, chúng ta cần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ sự sạch sẽ ở nơi công cộng cũng như ở nhà.
Ví dụ 2:
Kì nghỉ lễ vừa qua, tôi cùng gia đình đã có chuyến dã ngoại tại núi Côn Sơn, Kiếp Bạc. Sau chuyến đi tôi càng thấy yêu thêm quê hương đất nước mình. Cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên thật là tuyệt. Đây khóm trúc xanh, kia rặng đồi xanh, xa và cao nữa là bầu trời xanh trong vời vợi. Tất cả được bao phủ bởi sắc xanh tươi mát. Đến Côn Sơn vào mùa hè oi bức, nhưng ở đây không khí lại vô cùng trong lành mát mẻ và yên tĩnh, khác hẳn với bầu không khí ồn ào khói bụi nơi thành thị tấp nập ngoài kia. Chúng tôi có thể nằm dài hàng giờ thư giãn trên bãi cỏ xanh, cùng ngắm nhìn bầu trời và tânn hưởng từng ngọn gió nhẹ. Thiên nhiên đất nước mình thật đẹp quá! Tôi và cả nhà tự nhủ nhất định bảo vệ và gìn giữ những cảnh đẹp như thế này, để mai sau chúng tôi sẽ quay lại đây, được đắm mình trong màu xanh cây lá một lần nữa.
LG đ
đ) Sau khi học xong bài này, theo em, học sinh chúng ta sẽ phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
Giải chi tiết:
Các em cần làm những việc để góp phần bảo vệ môi trường :
+ Ở trường cùng các bạn quét lớp, dọn vệ sinh khu lớp học
+ Tưới cây trong trường
+ Trồng thêm nhiều cây mới trong những lần đi lao động
+ Vứt rác đúng nơi quy đinh, không vứt bừa bãi
+ Không phá hoại cây non, trồng thêm cây xanh
+ Kêu gọi mọi người cùng tham gia để bảo vệ môi trường
LG g
g) Hãy giải thích câu thành ngữ “Rừng vàng, biển bạc”
Giải chi tiết:
Chúng ta đều biết, vàng và bạc đều là những kim loại quý hiếm. Rừng và biển được ví như vàng bạc tức là rừng và biển cũng là những nguồn tài nguyên quý. Đó là những nguồn tài nguyên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng để mang lại lợi nhuận và cuộc sống ấm no cho nhiều gia đình. Vì vậy, chúng ta phải biết trân trọng nó, biết khai thác một cách hợp lý, bên cạnh khai thác phải biết cải tạo để không chỉ bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên mà còn bảo vệ sự sống của con người.
B15
LG a
a) Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá ?
(1) Đập phá các di sản văn hoá ;
(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp ;
(3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm ;
(4) Lấy cắp cổ vật về nhà ;
(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép ;
(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích ;
(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh ;
(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá ;
(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử ;
(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu ;
(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật ;
(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá ;
(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.
Giải chi tiết:
Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: 3, 7, 8, 9, 11, 12
Hành vi phá hoại di sản văn hoá: 1, 2, 4, 5, 6, 10, 13
LG b
b) Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.
– Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?
Giải chi tiết:
Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung vì: hằng ngày có biết bao khách du lịch đến tham quan, nếu người nào cũng khắc, cũng kí tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đá không còn có ý nghĩa.
Việc kí tên, khắc tên lên trên vách đá gây nguy cơ huỷ hoại danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
LG c
c) Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản văn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.
Giải chi tiết:
Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới
Phong Nha – Kẻ Bàng – Di sản thiên nhiên thế giới
Quần thể di tích cố đô Huế – Di sản thiên nhiên thế giới
Thác Iguazu – Kỳ quan thiên nhiên thế giới
Rạn san hô Great Barrier
LG d
d) Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết.
Giải chi tiết:
Ví dụ 1: Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.
Ví dụ 2: Quần thể Tràng An
Tọa lạc tại phía Nam của Lưu vực sông Hồng, Quần thể danh thắng Tràng An là một quần thể thắng cảnh gồm các núi đá vôi địa hình cacxtơ xen kẽ các thung lũng và các vách đá dốc. Các cuộc khám phá đã chỉ ra rằng nơi đây xuất hiện chứng tích khảo cổ của loài người cách đây hơn 30.000 năm. Quần thể còn bao gồm chùa, đền thờ, ruộng lúa và các làng nhỏ.
LG đ
đ) Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá.
Giải chi tiết:
* Hành vi bảo vệ di sản văn hóa:
– Không đập phá di sản văn hóa.
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu di sản văn hóa.
– Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể.
* Hành vi phá hoại di sản văn hóa:
– Đập phá di sản văn hóa không có ý thức bảo vệ.
– Vứt rác bữa bãi tại các khu di sản văn hóa lịch sử.
LG e
e) Hãy xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Giải chi tiết:
Kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại một ngôi chùa cổ ở địa phương là:
I. Chuẩn bị:
– Mỗi tổ chuẩn bị 1 thùng rác.
– Mỗi thành viên trong lớp mang 1 cái chổi, 1 giẻ lau, 1 xô nước, 1 túi ni lông sạch để đựng rác, 1 khẩu trang và 1 cái mũ đề phòng trời nắng.
II. Kế hoạch:
– Buổi sáng:
+Vệ sinh khu trong cùng của chùa, như:quét sân, lau tượng, chăm sóc cây,…
– Buổi trưa:
+ Ăn cơm trưa cùng nhà chùa.
+ Nghỉ ngơi.
– Buổi chiều:
+ Vệ sinh tất cả sân gạch trong chùa.
+ Vệ sinh các khu còn lại.
+ Tham quan chùa.
+ Trở về trường và kết thúc buổi tham gia dọn vệ sinh.
BÀI 17:
a) Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân ?
Giải chi tiết:
Vì:
– Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
– Bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp)
– Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
LG b
b) Theo em, những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyển lực nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ? Tại sao ?
Giải chi tiết:
– Những cơ quan trong bộ máy nhà nước được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực của nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
– Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội.
– Bởi vì. Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia làm những công việc quan trọng nhất của nhà nước như:
+ Làm Hiến pháp và Luật để quản lí nhà nước quản lí xã hội.
+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế – xã hội, tài chính, an ninh, quốc phòng…) và đối ngoại của đất nước.
+ Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.
LG c
c) Những cơ quan nào được gọi là cơ quan hành chính nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ?
Giải chi tiết:
– Những cơ quan hành chính nhà nước từ cao xuống thấp bao gồm: Chính phủ -> UBND tỉnh (Thành phố) -> UBND huyện (quận/ thị xã) -> UBND xã (phường/thị trấn)
– Trong các cơ quan hành chính kể trên thì chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
LG d
d) Em hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng.
– Chính phủ làm nhiệm vụ :
(1) Biểu quyết thông qua Hiến pháp, luật ;
(2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật.
– Chính phủ do :
(1) Nhân dân bầu ra ;
(2) Quốc hội bầu ra.
– Ủy ban nhân dân do :
(1) Uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra ;
(2) Nhân dân bầu ra ;
(3) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
Giải chi tiết:
– Chính phủ làm nhiệm vụ: (2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật
– Chính phủ do: (2) Quốc hội bầu ra
– Ủy ban nhân dân do: (3) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra
LG đ
đ) Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật ?
Giải chi tiết:
– Pháp luật duy trì trật tự của xã hội, không tuân theo pháp luật thì xã hội rối loạn, cuộc sống không đảm bảo an ninh, nên mọi công dân phải tuân theo pháp luật để duy trì trật tự của xã hội.
– Pháp luật được ban hành để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân vì vậy công dân vừa có quyền hạn vừa có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.
LG e
e) Em hãy kể một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết.
Giải chi tiết:
Một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết như:
– Đăng kí hoạt động kinh doanh của bố mẹ em
– Đăng kí kết hôn của bố mẹ em
– Đăng kí quyền sử dụng đất của bố mẹ em
– Làm giấy khai sinh cho em và anh trai
– Xin cấp giấy tạm trú tạm vắng
– Xin công chứng một số giấy tờ
BÀI 18:
LG a
a) Em hãy kể một số việc mà gia đình em đã làm với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) của em.
Giải chi tiết:
– Xin cấp giấy khai sinh
– Sao giấy khai sinh
– Xác nhận lý lịch
– Đăng kí cấp lại sổ hộ khẩu gia đình
– Xin công chứng một số giấy tờ
LG b
b) Theo em, trong những câu dưới đây, câu nào là đúng ?
– Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra.
– Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do Hội đồng nhân dân trực tiếp bầu ra.
Giải chi tiết:
Câu đúng là: “Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do Hội đồng nhân dân trực tiếp bầu ra”. Vì: Nhân dân chỉ bầu ra HĐND xã (phường, thị trấn).
LG c
c) Em hãy lựa chọn các mục ở cột A sao cho tương ứng với các mục ở cột B
A. Việc cần giải quyết
B. Cơ quan giải quyết
Giải chi tiết:
– A1, A2, A3: Công an
– A4, A5, A6, A7: Ủy ban nhân dân xã
– A9: Trường học
– A8: Trạm y tế (bệnh viện)
CHÚC BẠN THI TỐT !!!