Các khái niệm về thị trường(thị trường,hàng hóa,vật ngang giá) .Quy luật hoạt động của thị trường.Để ổn định giá cả thị trường thì biện pháp nào được

Các khái niệm về thị trường(thị trường,hàng hóa,vật ngang giá) .Quy luật hoạt động của thị trường.Để ổn định giá cả thị trường thì biện pháp nào được coi là quan trọng?

0 bình luận về “Các khái niệm về thị trường(thị trường,hàng hóa,vật ngang giá) .Quy luật hoạt động của thị trường.Để ổn định giá cả thị trường thì biện pháp nào được”

  1. Thị trường hàng hóa vật ngang giá là gì?

    – Thị trường: là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại hàng hoá, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong nền kinh tế.

    – Hàng hóa: là sản phẩm của lao động, có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị được đem ra thị trường để bán và thu được tiền.

    Từ những vật phẩm tiêu dùng, vật tư, máy móc, các tác phẩm nghệ thuật, các bằng phát minh sáng chế, các loại dịch vụ,…cho đến tài nguyên, sức lao động.

    – Vật ngang giá: là thước đo giá trị hàng hóa (như giá hàng hóa quy ra thóc, vàng hay tiền,…), giữa người bán và người mua phải chọn vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền tệ.

    Quy luật hoạt động của thị trường như thế nào?

    Trên thị trường, có rất nhiều quy luật kinh tế hoạt động đan xen và có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, có một số quy luật cơ bản sau:

    Quy luật giá trị :

    Quy luật giá trị là quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá được tiến hành phù hợp với hao phí lao động cần thiết tạo ra hàng hoá. Quy luật này được thể hiện như quy luật giá cả và biến động xoay quanh giá trị.

    Do quy luật giá trị (biểu hiện qua giá cả), người bán mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất loại hàng hóa có giá cả cao/thấp hơn giá trị.

    Quy luật cung cầu giá cả :

    Quy luật cung cầu là mối quan hệ giữa nhu cầu và nguồn cung ứng thị trường, tạo thế cân bằng trên thị trường.

    Cầu là một đại lượng tỉ lệ nghịch với giá, cung là một đại lượng tỷ lệ thuận với giá. 

    – Khi cầu lớn hơn cung thì giá cả cao hơn giá trị.

    – Khi cầu nhỏ hơn cung thì giá cả thấp hơn giá trị.

    Quy luật cung cho biết, mặt bằng giá của sản phẩm được đưa ra bán trên thị trường. Còn quy luật cầu cho biết, có bao nhiêu sản phẩm được tiêu thụ phổ biến.

    Quy luật cạnh tranh:

    Quy luật cạnh tranh là các chủ thể tham gia cạnh tranh để độc chiếm ưu thế thị trường về sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận cao nhất.

    Một số phương pháp cạnh tranh cơ bản là:

    – Thu nhỏ chi phí lao động cá biệt của doanh nghiệp dưới mức chi phí lao động xã hội trung bình.

    – Sử dụng các yếu tố về thị hiếu, tâm lý khách hàng để sớm đưa ra các sản phẩm mà người tiêu dùng chấp nhận.

    – Sử dụng sức ép phi kinh tế để độc chiếm hoặc chiếm ưu thế trên thị trường.

    Quy luật lưu thông tiền tệ :

    Quy luật lưu thông tiền tệ là số lượng tiền lưu thông phù hợp với tổng giá trị hàng hoá lưu thông trên thị trường. Trong đó, số lượng tiền lưu thông được tính bằng thương giữa tổng giá trị hàng hoá lưu thông với tốc độ vòng quay của tiền.

    Tiền tệ là phương tiện của trao đổi, nếu vi phạm sẽ gây ách tắc lưu thông hoặc lạm phạt, dẫn đến mất cân bằng trạng thái của nền kinh tế.

    Ngoài các quy luật trên, thị trường hoạt động dựa trên các quy luật khác như quy luật kinh tế, quy luật giá trị thặng dư…

    Để ổn định giá cả thị trường thì biện pháp nào được coi là quan trọng?

    Đảm bảo cân đối cung – cầu

    Bình luận
  2. Các khái niệm về thị trường(thị trường,hàng hóa,vật ngang giá) .

    – Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.

    – Hàng hóa: Sản phẩm đem ra mua bán trên thị trường

    – Vật ngang giá: Vật được sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hóa (vật ngang giá hiện đại là tiền).

    – Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu:

     + Cung > cầu: giá giảm, người mua lời.

     + Cung < cầu: giá tăng,người bán lợi, kích thích sản xuất mở rộng.

     + Cung = cầu: giá cả ổn định.

    Để ổn định giá cả thị trường thì biện pháp quan trọng là cung = cầu

    Bình luận

Viết một bình luận