Câu 1 : 1. Phân tích hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên
2. Vì sao phát triển nông, lâm nghiệp ở Tây Nguyên có ý nghĩa kinh tế , xã hội sâu sắc trong giai đoạn hiện nay
Giúp mk vs ạ
Câu 1 : 1. Phân tích hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên
2. Vì sao phát triển nông, lâm nghiệp ở Tây Nguyên có ý nghĩa kinh tế , xã hội sâu sắc trong giai đoạn hiện nay
Giúp mk vs ạ
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp ở Tây Nguyên:
* Thuận lợi:
– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất: Diện tích ba dan lớn (1,36 triệu ha), phân bố tập trung thành vùng lớn trên bề mặt các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn.
+ Khí hậu: Mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm, có một mùa mưa và khô sâu sắc và có sự phân hóa theo độ cao giúp cho Tây Nguyên phát triển được cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
+ Nguồn nước: Các hệ thống sông như Đồng Nai, Xê Xan, Xrê Pôk và nguồn nước ngầm là nguồn cung cấp nước dồi dào cho các hoạt động nông nghiệp.
+ Đồng cỏ rộng lớn trên các cao nguyên có thể chăn thả gia súc lớn (trâu, bò).
+ Rừng: diện tích rừng lớn nhất nước với nhiều loại gỗ quý, chim, thú quý.
– Điều kiện kinh tế – xã hội:
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng.
+ Được Nhà nước chú trọng đầu tư, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong và ngoài nước về cơ sở hạ tầng và cơ sở vậ tchất kĩ thuật.
+ Nhiều cơ sở, nhà máy chế biến đã được hình thành, giúp nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nhu cầu lớn của thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài về các sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu …).
* Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài 4-5 tháng, việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém. Rừng dễ bị cháy.
– Tài nguyên rừng bị suy thóai do khai thác chưa hợp lí, do mở rộng diện tích đất nông nghiệp tự phát.
– Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất kĩ thuật của nông – lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.