Câu 1: Cho biết tên các dụng cu đo Lượng mưa, Nhiệt độ, Khí áp? Câu 2: Khí áp là gì? Câu 3: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? kể tên. Câu 4: Trình

Câu 1: Cho biết tên các dụng cu đo Lượng mưa, Nhiệt độ, Khí áp?
Câu 2: Khí áp là gì?
Câu 3: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? kể tên.
Câu 4: Trình bày đặc điểm khí hậu đới nóng và đới ôn hòa?
Câu 5: Phân tích sự hoạt động của gió Tín phong?
Câu 6: Phân tích sự phân bố các đai khí áp trên Trái đất?
Câu 6: Sông và hồ khác nhau như thế nào?
Câu 7: Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa?
Câu 8: Ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 200C, lúc 13 giờ được 240 C và lúc 21 giờ được 220 C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính?
Câu 9: Cho bảng số liệu sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa
(mm) 18 26 44 90 188 240 288 318 265 130 43 23
Hãy tính lượng mưa của Hà Nội trong năm.
Câu 10: Quan sát bảng số liệu sau, hãy:
a. Tính và so sánh tổng lượng nước (m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa lũ và mùa cạn.
b. Vì sao có sự chênh lệch đó?
Sông Hồng Sông Mê Công
Lưu vực (Km2) 143.700 795.000
Tổng lượng nước (Tỉ m3/năm) 120 507
Tổng lượng nước mùa cạn (%) 25 20
Tổng lượng nước mùa lũ (%) 75 80
Câu 11: Giải thích vì sao gió Tín phong lại thổi từ 300B và Nam về xích đạo?
Câu 12: Giải thích vì sao sự phân bố các đai khí áp không liên tục?

0 bình luận về “Câu 1: Cho biết tên các dụng cu đo Lượng mưa, Nhiệt độ, Khí áp? Câu 2: Khí áp là gì? Câu 3: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? kể tên. Câu 4: Trình”

  1. Câu 1:

    Dụng cụ để đo lượng mưa là thùng đo mưa (vũ kế).

    Dụng cụ để đo nhiệt độ là nhiệt kế.

    Dụng cụ để đo khí áp là khí áp kế.

    Câu 2: Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

    Câu 3: Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

    Câu 4: 

    – Đới nóng (hay nhiệt đới)

    +Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

    +Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít.

    +Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

    +Gió thổi thường xuyên: Tín phong.

    +Lượng mưa trung bình: 1000mm 2000mm.

    – Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)

    +Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

    +Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

    +Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới.

    +Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm.

    Câu 5: Gió Tín phong:

    – Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về Xích đạo.

    – Hướng gió: Đông Bắc.

    – Thời gian hoạt động: quanh năm.

    – Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60oB trở vào.

    Câu 6: Khí áp trên trái đất được phân bố thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đi về 2 cực Bắc và Nam.

    Câu 7:

    Hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa trong điều kiện:

    Không khí đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hoặc do tiếp xúc với một khối khí lạnh hơn thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành hạt nước, sinh ra mây, mưa.

    Câu 8: 

    – Nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là 22°C.
    – Cách tính: Lấy nhiệt độ của ba lần đo, cộng lại rồi chia trung bình sẽ tính được nhiệt độ trung bình ngày: `(20^oC+24^oC+22^oC)/3=22^oC`
    Câu 9: Lượng mưa của Hà Nội trong năm là: 

    `18+26+44+90+188+240+288+318+265+130+43+23=1673 mm`

    Câu 11: Gió Tín phong thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến (vĩ độ 30° Bắc và Nam) và áp thấp xích đạo.
    Câu 12: Các đai khí áp không liên tục do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

    Bình luận
  2. Câu 1 : -Dụng cụ đo lượng mưa là: thùng đo mưa (hay vũ kế).

               -Dụng cụ đo nhiệt độ là: nhiệt kế.

                -Dụng cụ đo khí áp là: khí áp kế.

    Câu 2: – Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất

    Câu 3: – Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển

    Câu 4:

    Đới nóng (nhiệt đới):
    + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
    + Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
    + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.

    – Ôn đới (đới ôn hòa):
    + Vị trí: từ 23 độ 27’B đến 63 độ 33’B; từ 23 độ 27’N đến 63 độ 33’N.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
    + Lượng nhiệt: trung bình.
    + Lượng mưa: 500-1000mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới

    Câu 5:

    Gió mậu dịch hay gió tín phong (tiếng Anh: trade wind hay passat, bắt nguồn từ passar trong tiếng Bồ Đào Nha) là gió thổi thường xuyên trong những miền Cận Xích đạo. Gió mậu dịch thổi từ những miền áp cao ở các vĩ độ ngựa về vùng áp thấp xung quanh xích đạo.

    Câu 6:

    Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất – Các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp Xích Đạo. – Các đai khí áp phân bố không liên tục do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.

    Câu 7:

    Khác nhau: -Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. -Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. … _ Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.

    Câu 8:

    Hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa trong điều kiện: Không khí đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hoặc do tiếp xúc với một khối khí lạnh hơn thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành hạt nước, sinh ra mây, mưa.

    Bình luận

Viết một bình luận