Câu 1: Có bao nhiêu loại vi phạm pháp luật? Mỗi loại 1 ví dụ cụ thể?
Câu 2: Hãy nêu nội dung của quyền tham gia quản lí Nhà nước , quản lí xã hội ?
Câu 3: Theo em đạo đức và pháp luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? Cho ví dụ? Nêu trách nhiệm của công dân và học sinh?
Câu 4: Em hiểu vì sao cần phải bảo vệ Tổ Quốc? Nêu 2 việc làm cụ thể của bản thân em để bảo vệ Tổ Quốc?
Câu 5: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Bản thân em và tập thể còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và kỉ luật? Phương hướng phấn đấu em tự đề ra cho bản thân là gì?
Câu 6: Hãy nêu trách nhiệm của bản thân em về việc bảo vệ Tổ Quốc ?Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ hoặc thành ngữ nói về việc bảo vệ Tổ Quốc
Câu 1 : – Các loại vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau:
a – Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật
Vi phạm pháp luật được chia thành các loại tương ứng với các ngành luật: Vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…
b – Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, chủ thể, khách thể
Vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:
– Vi phạm hình sự (tội phạm)
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự hiện hành của nước ta thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Ví dụ: Hành vi giết người là một tội phạm.
– Vi phạm hành chính:
Theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
Ví dụ: Người tham gia giao thông bằng xe máy chạy quá tốc độ cho phép là đã vi phạm hành chính.
– Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.
Ví dụ: Người thuê nhà nhưng không trả tiền thuê và hết hạn hợp đồng mà không trả nhà lại cho chủ.
– Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ đuợc đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
Ví dụ: Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi đề thi không cho phép.
Ngoài bốn loại trên còn có thể có các loại vi phạm sau:
– Vi phạm Hiến pháp là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hiến pháp trái với các quy định của Hiến pháp. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hiến pháp chủ yếu là các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước.
Ví dụ: Một cơ quan nhà nước ban hành một văn bản quy phạm pháp luật có quy định trái với Hiến pháp.
– Vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia: Quốc gia sẽ bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết quốc tế mà quốc gia đã tự nguyện cam kết.