Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có khả năng gì?
Câu 2: Có mấy loại điện tích? 2 loại điện tích đặt gần nhau tương tắc với nhau thế nào?nếu quy ước điện tích âm và dương.
Câu 3: Nếu cấu tạo nguyên tử (chi tiết)
Câu 4: Khi nào vật nhiễm điện dương? Khi nào vật nhiễm điện âm?
Câu 5: Dòng điện là gì?
Câu 6: a, Chất dẫn điện , chất cách điện là gì? Cho vd
b, Dòng điện trong kim loại là gì?
Câu 1:
– Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
– Các vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Câu 2:
-Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương.
-Chúng tương tác với nhau: vật có cùng điện tích thì đẩy nhau, không cùng điện tích thì sẽ hút nhau.
– Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); Điện tích của thanh nhựa sẩm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-)
Câu 3:
Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ, nhưng hạt đó lại gồm những hạt nhỏ hơn nữa.
– Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
– Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
– Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
– Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Câu 4:
– Vật nhiễm điện dương khi mất bớt electron
– Vật nhiễm điện âm khi được nhận thêm electron
Câu 5:
– Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Câu 6:
a) – Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
Ví dụ: Các kim loại, các dung dịch muối, axit, kiềm, nước thường dùng…
– Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
Ví dụ: Nước nguyên chất, gỗ khô, nhựa, cao su, thủy tinh…
b) Dòng điện trong kim loại chính là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện
Câu 1 : Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát
Vật nhiễm điện ( mang điện tích âm ) có khả năng hút các vật khác
2. Có 2 loại điện tích
Sự tương tác của hai loại điện tích là các vật mang điện tích khác loại có khả năng hút các vật khác. Các vật mang điện tích cùng loại có khả năng đẩy các vật khác
Quy ước là :
+ Một vật nhiễm điện tích âm nếu thêm elecctron
+ Một vật nhiễm điện tích dương nếu bớt electron
4.
Vật nhiễm điện dương khi bớt electron
Vật nhiễm điện âm nếu thêm electron
5. Dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển có hướng
6. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
Vd: Đồng, nhôm sắt ( cho điện đi qua )
Thủy tinh, gỗ ( chất cách điện )
Dòng điện trong kim loại là các electron dịch chuyển có hướng
Huhu, mình làm cực lắm, gõ mệt nữa
Lên bạn nhớ cho mình sao với câu trả lời hay nhất nha