Câu 1: Công suất là: A. Công thực hiện được trong một giây. B. Công thực hiện được trong một ngày. C. Công thực hiện được trong một giờ. D. Công thực

Câu 1: Công suất là:
A. Công thực hiện được trong một giây.
B. Công thực hiện được trong một ngày.
C. Công thực hiện được trong một giờ.
D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Câu 2: Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là:
A. A = F/s B. A = F.s
C. A = s/F D. A = F –s
Câu 3: Vật có cơ năng khi:
A. Vật có khả năng sinh công.
B. Vật có khối lượng lớn.
C. Vật có tính ì lớn.
D. Vật có đứng yên.
Câu 4: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.
Câu 5: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
Câu 6: Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?
A. 450 cm3 B. > 450 cm3
C. 425 cm3 D. < 450 cm3 Câu 7: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là: A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay. B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên. C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên. D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt. Câu 9: Chọn câu sai trong những câu sau: A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi. C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên. D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật. Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất. A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay. B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe. C. Một máy bay đang bay trên cao. D. Một ô tô đang chuyển động trên đường. Câu 11: Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào? A. Q = m(t – t0) B. Q = mc(t0 – t) C. Q = mc D. Q = mc(t – t0) Câu 12: Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt: A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn. B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn. D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có nhiệt dung riêng cao hơn. Câu 13: Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg, điều đó có nghĩa là: A. Khi đốt cháy 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. B. Khi đốt cháy 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. Câu 14: Để đun sôi 15 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. A. 5040 kJ B. 5040 J C. 50,40 kJ D. 5,040 J Câu 15: Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là: A. 177,3 kJ B. 177,3 J C. 177300 kJ D. 17,73 J

0 bình luận về “Câu 1: Công suất là: A. Công thực hiện được trong một giây. B. Công thực hiện được trong một ngày. C. Công thực hiện được trong một giờ. D. Công thực”

  1. Câu 1 :

    -> D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

    Câu 2 :

    -> B. A = F.s

    Câu 3 :

    -> A. Vật có khả năng sinh công.

    Câu 4 :

    -> B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

    Câu 5 :

    -> D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

    Câu 6 :

    -> D. < 450 cm3

    Câu 7 :

    -> B. 2

    Câu 8 :

    -> D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

    Câu 9 :

    -> D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

    Câu 10 :

    -> C. Một máy bay đang bay trên cao.

    Câu 11 :

    -> D. Q = mc(t – t0)

    Câu 12 :

    -> B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

    Câu 13 :

    -> Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.

    Câu 14 :

    -> A. 5040 kJ

    Câu 15 :

    -> A. 177,3 kJ

     

    Bình luận
  2. Câu 1: D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

    Câu 2: B. A = F.s

    Câu 3: A. Vật có khả năng sinh công.

    Câu 4: B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

    Câu 5: D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

    Câu 6: D. Do hiện tượng khuếch tán nên khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì sẽ thu được hỗn hợp có thể tích < 450 cm3 

    Câu 7: B. Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách: Thực hiện công và truyền nhiệt

    Câu 8: D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

    Câu 9: D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

    Câu 10: A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay

    Câu 11: D. Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = mcΔt = mc(t2 – t1) = mc(t – t0)

    Câu 12: B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn

    Câu 13: C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.

    Câu 14: A. (cách giải: đổi 15 lít nước = 15 kg nước

                                    Nhiệt lượng:

                           Q = mcΔt = mc(t2 – t1) = 15.4200 (100 – 20) = 5040000 J = 5040 kJ )

    Câu 15: A (cách giải: tóm tắt: m1 = 300 g = 0,3 kg

                                                      m2 = 0,5 lít = 0,5 kg

                                            Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng lên:

                                           Q1 = m1c1Δt = m1c1(t2 – t1) = 0,3.880.(100– 25) = 19800 J

                                            Nhiệt lượng cần thiết để nước nóng lên:

                                    Q2 = m2c2Δt = m2c2(t2 – t1) = 0,5.4200.(100 – 25) = 157500 J

                                            Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:

                                                Q = Q1 + Q2 = 19800 + 157500 = 177300 J = 177,3 kJ)

    chúc bạn học tốt nha ^^

    mong được câu trả lời hay nhất^^

    Bình luận

Viết một bình luận