Câu 1 :Giải thích tại sao các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở miền đông Trung Quốc ?
Câu 2 :Giải thích sự khác biệt trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?
Câu 3 :Tại sao ngành đánh bắt hải sản của Đông Nam Á vẫn chưa phát huy hết thế mạnh ?
Câu 4 :Tại sao lua nước là cây trồng lâu đời và là cây lương thực chính của khu vực Đông Nam Á ?
1
Nông nghiệp Trung Quốc tâp trung ở miền đông vì đây là vùng có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp. Cụ thể đó là:
Thuận lợi về điều kiện tự nhiên: Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa,…
Thuận lợi về kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,…
2
Nhận xét:
– Cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp (củ cải đường, đỗ tương, chè, bông, thuốc lá) và một số gia súc (bò, lợn) phân bố tập trung ở khu vực miền Đông Trung Quốc.
– Miền Tây hầu như không phát triển cây lương thực,cây công nghiệp, và gia súc trâu bò. Chủ yếu là nơi phân bố các đàn cừu và ngựa.
* Nguyên nhân:
– Miền đông có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp:
+ Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa..
⟹ Thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày (lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, đỗ tương, mía, bông, thuốc lá), cây chè… ; chăn nuôi lợn, bò; vùng biển phía Đông phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
+ Kinh tế-xã hội: dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật-cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật (về giống, phân bón, nông cụ, phương thức canh tác…).
⟹ Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
– Miền Tây địa hình đồi núi sơn nguyên cao, khí hậu lục đia khô hạn với các hoang mạc và bán hoang mạc, chỉ phù hợp với giới hạn sinh thái của cừu và ngựa; không thuận lợi cho canh tác cây lương thực, lợn bò…
3
Do những hạn chế về phương tiện khai thác, chậm đổi mới công nghệ trong khai thác hải sản, đặc biệt là đánh bắt xa bờ nên các nước Đông Nam Á chưa phát huy được hết những lợi thế về tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản.
4Đông Nam Á sản xuất được nhiều gạo là vì:
+ Những nơi này có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ,… thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Tiếp giáp với biển nên chịu nhiều ảnh hưởng từ biển: khí hậu ẩm, ấm áp.
+ Có nhiều con sông lớn chảy qua, cung cấp nước cho trồng trọt.
+ Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời.
+ Có nguồn lao động, nhân công dồi dào.
Câu 1 : Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông do đây là nơi dân cư tập trung đông đúc và có nhiều đô thị – thành phố lớn
=> đem lại nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển.
Câu 2 :
Giải thích:
Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, có điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,…
Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi.
Câu 3 :
Ngành đánh bắt hải sản của Đông Nam Á vẫn chưa phát huy hết thế mạnh vì : Phương tiện khai thác lạc hậu , chậm đổi mới công nghệ .
Câu 4 :
Đông Nam Á sản xuất được nhiều gạo là vì: Đông Nam Á là khu vực có khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa và khí hậu xích đạo có lượng bức xạ và nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm dồi dào, mạng lưới sông ngòi dày đặc. Có các đồng bằng phù sa màu mỡ.