Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì:
A. bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 2: Pháp tuyến là đường thẳng:
A. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới.
C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.
D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 3: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.
D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn
Câu 4: Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng,
tia khúc xạ là:
A. tia IP
B. tia IN
C. tia IK
D. tia IN’
Câu 5: Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ là:
A. góc PIS
B. góc SIN
C. góc QIK
D. góc KIN’
Câu 6: Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng. SI là tia tới, tia khúc xạ có thể truyền theo phương nào sau đây:
A. Phương (1)
B. Phương (2)
C. Phương (3)
D. Phương (4)
Câu 7: Trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau?
A. Góc tới bằng 0. B. Góc tới bằng góc khúc xạ.
C. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ. D. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Câu 8: Khi tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì:
A. chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
B. chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng.
C. có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng.
D. không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Câu 9: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ (r) là góc tạo bởi:
A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia khúc xạ và mặt phân cách. D. tia khúc xạ và điểm tới.
Câu 10: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới (i) là góc tạo bởi:
A. tia tới và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia tới và tia khúc xạ.
C. tia tới và mặt phân cách. D. tia tới và điểm tới.
Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia khúc xạ và tia tới cùng nằm trong mặt phẳng tới.
B. Góc tới tăng dần, góc khúc xạ cũng tăng dần.
C. Nếu tia sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
D. Nếu tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Câu 12: Đứng trên bờ hồ bơi, nhìn xuống mặt nước ta thấy đáy hồ:
A. có vẻ cạn hơn so với thực tế. B. có vẻ sâu hơn so với thực tế
C. và đáy thực tế của nó không có gì thay đổi. D. có vẻ xa mặt thoáng hơn so với thực tế
1. D
2. B
3. D
4. C
5. D
6.
7. A
8. C
9. A
10. A
11. D
12. A
Đáp án:
Giải thích các bước giải:1:D
2:B
3:D
4:C
5:D
6:C
7:A
8:C
9:A
10:A
11:D
12:A