Câu 1: Khi làm lạnh một vật rắn thì: A. khối lượng vật rắn giảm. B. khôi lượng vật rắn tăng. C. trọng lượng

Câu 1: Khi làm lạnh một vật rắn thì:
A. khối lượng vật rắn giảm. B. khôi lượng vật rắn tăng.
C. trọng lượng riêng vật rắn tăng. D. trọng lượng riêng vật rắn giảm.
Câu 2: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau không tách ra được. Cách làm nào sau đây sẽ tách hai cốc ra một cách dễ dàng?
A. Đổ nước nóng lên cốc phía trên. B. Đổ nước lạnh lên cốc phía trên.
C. Nhúng cốc phía dưới vào nước lạnh. D. Thả cả hai cốc vào chậu nước ấm.
Câu 3: Khi thả vòng kim loại vào chậu nước đá thì:
A. bán kính R1 tăng, bán kính R2 giảm. R2
B. bán kính R1 giảm, bán kính R2 tăng. R1
C. bán kính R1, bán kính R2 đều giảm.
D. bán kính R1, bán kính R2 đều tăng.
Câu 4: Khi vật rắn có nhiệt độ tăng hay giảm thì các đại lượng vật lý nào sau đây không đổi?
A. Khối lượng và trọng lượng. B. Khối lượng và trọng lượng riêng.
C. Trọng lượng và trọng lượng riêng. D. Khối lượng và khối lượng riêng.
Câu 5: Tại sao khi nung nóng quả cầu kim loại thì khối lượng riêng của quả cầu lại giảm?
Câu 6: Trong học kỳ I em đã học được bao nhiêu công thức? Viết các công thức đó và ký hiệu, đơn vị của từng đại lượng trong các công thức đó?

0 bình luận về “Câu 1: Khi làm lạnh một vật rắn thì: A. khối lượng vật rắn giảm. B. khôi lượng vật rắn tăng. C. trọng lượng”

  1. 1B

    2A

    3C

    4C

    5 Vì khi nung nóng, khối lượng là đại lượng không thay đổi nhưng thể tích lại tăng

    Trọng lượng: P = 10 x m (N)
    Trọng lượng riêng: d = P/V hoặc d = D x 10 (N/m3)
    Khối lượng: m = D x V (kg)
    Khối lượng riêng: D = m/V (kg/m3)
    Thể tích: V = m : D hoặc P : d (m3)

    Công thức đổi từ nhiệt giai Celsuis sang nhiệt giai Farrenheit:
    t độ C=32 độ F +(t.1,8)
    Công thức đổi từ nhiệt giai Celsuis sang nhiệt giai Ken-vin:
    t độ C=273 độ K+t

    BÌNH CHỌN HAY NHẤT CHO MÌNH NHÉ. CẢM ƠN NHIỀU!!!

    Bình luận

Viết một bình luận